Page 196 - Cuốn 70 năm (c)
P. 196
Quảng Phú Cầu trở thành một trung tâm sản xuất hương
tăm thuộc diện lớn nhất miền Bắc, cung ứng khắp các tỉnh
thành trên cả nước cũng như xuất khẩu đến nhiều quốc gia
trên thế giới như Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia… Ban
đầu, nghề làm tăm hương vốn được coi là nghề phụ để người
dân tranh thủ làm lúc nông nhàn. Thế rồi duy trì và phát
triển, đến nay, nghề này đã trở thành công việc đem lại thu
nhập chính cho người dân nơi đây.
Quy trình sản xuất hương ở các thôn, làng xã Quảng
Phú Cầu: Đầu tiên là công đoạn làm chân hương. Ngày xưa,
người dân nơi đây thường tốn nhiều thời gian và công sức để
thủ công sản xuất ra chân hương. Tuy nhiên, nhờ vào sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, người dân đã có thể áp
dụng máy móc vào giai đoạn này, góp phần nâng cao năng
suất. Giờ đây họ chỉ cần tách vỏ những thanh tre, vấu để đưa
vào máy. Sau đó, công nhân sẽ tiến hành phân loại và bó lại
để đem đi nhuộm chân hương. Rồi họ sẽ đem những bó hương
đi phơi, trên những khoảng sân rộng, đầy nắng, tạo nên
những “đóa hương khổng lồ”, vô cùng ấn tượng.
Tiếp theo sẽ đến giai đoạn se hương. Những người thợ
phải thật khéo léo và chắc tay trong việc se hương để bột có
thể dính đều trên từng cây tăm. Loại bột này được làm từ các
loại thảo mộc như lá quế, trầm, tùng, bạch chỉ, hoa hồi,...
mang đến những mùi hương dịu nhẹ. Để hương có màu sắc
cùng mùi thơm dễ chịu, người công nhân cần phải pha trộn
đều các nguyên liệu theo tỷ lệ phù hợp. Sau khi hoàn tất,
những bó hương lại tiếp tục được mang đi phơi ngoài sân để
hương được khô hoàn tất tránh hiện tượng mốc meo, không
dùng được.
196