Page 35 - Cuốn 70 năm (c)
P. 35
hiệu, báo động mỗi khi có địch về làng. Do vậy, Trầm Lộng
đã bảo vệ thành công nhiều cuộc họp, trong đó có những cuộc
họp có sự tham gia của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng
Văn Thụ.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự ATK,
phong trào cách mạng ở Trầm Lộng có bước phát triển mạnh
mẽ. Công tác phát triển cơ sở, vận động, tuyên truyền, tập
hợp quần chúng được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Lực
lượng cách mạng phát triển nhanh chóng, đến cuối năm
1942, Trầm Lộng đã có số hội viên Mặt trận Việt Minh
khoảng 70 người. Nhiều thôn xóm ở Trầm Lộng hầu như gia
đình nào cũng có hội viên cứu quốc. Phong trào đã thể hiện
được tính chất mặt trận rộng rãi, tập hợp được đông đảo
nông dân lao động, tranh thủ được một số người ở tầng lớp
trên, có cả hào lý, sư ở chùa, …
Cùng với sự lớn mạnh của phong trào quần chúng, Ban
cán sự ATK chú trọng xây dựng Đảng ở cơ sở, kết nạp đảng
viên. Ngày 20/6/1942, tại nhà bà Tạ Thị Nấm (bà Khườn),
Ban cán sự ATK đã tổ chức kết nạp 3 quần chúng ở Trầm
Lộng là: Phạm Hồng Tùy (Phạm Đình Hồng), Nguyễn Văn
Diệp, Phạm Thị Chuốc vào Đảng. Đồng thời, tuyên bố thành
lập Chi bộ xã Trầm Lộng do đồng chí Đặng Đình Tân (tức
Khánh, Xoàng) làm Bí thư Chi bộ. Sau một thời gian ngắn,
1
đồng chí Tân được Ban cán sự điều đi nơi khác, đồng chí
Nguyễn Ngọc Diệp được cử làm Bí thư Chi bộ. Ban cán sự
cũng nhanh chóng củng cố, kiện toàn Mặt trận Việt Minh và
các đoàn thể cứu quốc của xã.
Phương châm hoạt động của ATK là nhẹ nhàng, tránh
_______________
1. Đồng chí Tân nguyên là cán bộ của tỉnh được tăng cường cho ATK, đồng
chí đóng vai là thợ dệt làm thuê ở nhà ông Nguyễn Văn Dần.
35