Page 39 - Cuốn 70 năm (c)
P. 39
bất khuất trước kẻ thù.
Nhân dân các xã khu vực phía nam Ứng Hòa, nhất là
nhân dân Trầm Lộng, Tảo Khê đã đóng góp lớn trong việc
nuôi dưỡng, bảo vệ, che giấu cán bộ của Đảng và Xứ ủy. Từ
em nhỏ tới cụ già, từ những gia đình nghèo khổ, lam lũ đã
nhường cơm xẻ áo, nuôi dưỡng cán bộ, coi cán bộ như người
thân trong gia đình, trở thành những người bảo vệ tin cậy
cho cán bộ hoạt động an toàn. Những cơ sở tiêu biểu như nhà
bà ý Dần, lý Đích, bà Tùy, bà Khườn, bà Phẩm, bà Phượng,
ông Nghìn (Trầm Lộng), ông Chủ Đàn, hộ lại Dương (Thu
Nội), ông Cửu Hòe, ông Năm Huần, bà Bách (Lương Đa); Bà
Cai Sáu, chị Phước, chị Mỹ, sự cụ chủ trì chùa (Tảo Khê), sự
cụ chủ trì ở chùa Ngăm (Đại Cường),… là những nơi che
giấu, nuôi dưỡng, đưa đón cán bộ cách mạng, trong đó có các
đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trần Thị Minh Châu, Bạch
Thanh Phong, Bùi Quang Tạo,... Nhiều cơ sở đã thể hiện tinh
thần ý chí cách mạng cao, bình tĩnh tháo vát trong công tác,
nhất là trong các tình thế khó khăn như chị Phạm Thị
Chuốc, Dư Thị Xuân (Kim Châm); cha con đồng chí Nguyễn
Văn Diệp… khi bị bắt, bị tra tấn nhưng không chịu khuất
phục, giữ vững tinh thần cách mạng kiên trung.
Như vậy, ATK Trầm Lộng là nơi cơ quan lãnh đạo Xứ
ủy về đóng và tổ chức được các lớp huấn luyện cho cán bộ địa
phương, nơi đặt xưởng in (ở nhà Tổ của chùa Chòng) để in ấn
tài liệu của Đảng. Cùng với các địa điểm khác được chọn làm
ATK như Vạn Phúc, La Dương, Tảo Khê..., Trầm Lộng đã
làm tròn nhiệm vụ của mình và xứng đáng là quê hương anh
hùng cách mạng. Trong lần về thăm lại Trầm Lộng, đồng chí
Hoàng Quốc Việt đã nói: “Là một trong những đồng chí lãnh
đạo của Xứ uỷ lúc đó, tôi nhiệt liệt biểu dương lòng yêu nước,
tinh thần cách mạng kiên cường của đồng bào, đồng chí xã
39