Page 42 - Cuốn 70 năm (c)
P. 42

để chắp  nối  liên lạc,  phát triển  phong trào, xây dựng cơ sở
                           đến  các  xóm  làng  khác  ở  trong  huyện,  quanh vùng.  Đây  là
                           hai nhiệm vụ quan trọng của Chi bộ Tảo Khê.
                              Sau khi thành lập, Chi bộ đã tập hợp quần chúng ở các
                           giới,  các  lứa  tuổi  tham  gia  phong  trào,  đặc  biệt  là  việc  xây
                           dựng  và  phát  triển  phong  trào  ra  các  địa  phương  quanh
                           vùng.  Một  số  cơ  sở  trong  huyện  như  Phù  Lưu,  Thanh  Ấm,
                           Hòa Xá có mối quan hệ với phong trào ở phía bắc tỉnh, do số

                           đông quần chúng ở những nơi này là thợ dệt làm thuê ở khu
                           vực Hoài Đức và tham gia tổ chức ái hữu ở vùng này. Một số
                           cán bộ, quần chúng ở Tảo Khê cũng đôi lần ra liên lạc với các
                           tòa  báo  công  khai  của  Mặt  trận  dân  chủ  tại  Hà  Nội,  hoặc
                           tham gia các cuộc sinh hoạt của các tổ chức quần chúng dân
                           chủ ở Hà Nội để làm đầu mối bắt liên lạc.
                              Giữa năm 1938, Bí thư Chi bộ Tảo Khê đã liên lạc được
                           với một số cán bộ chủ chốt ở phía Bắc tỉnh. Thời gian này,
                           Chi  bộ  ghép  La  Cả  -  Đại  Mỗ  -  Thượng  Cát  (Hoài  Đức)  đã

                           được  thành  lập  (tháng  5/1938)  và  được  Xứ  ủy  Bắc  Kỳ  giao
                           nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh Hà Đông,
                           chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng bộ tỉnh. Từ đó,
                           phong trào cách mạng Tảo Khê và phong trào miền Bắc tỉnh
                           bắt  đầu  có  mối  quan  hệ.  Một  số  cán  bộ,  quần  chúng  ở  Tảo
                           Khê thường lên Tây Mỗ, Đại Mỗ tham gia sinh hoạt với quần
                           chúng ở vùng Nam Hoài Đức, trao đổi công tác với các cán bộ
                           chủ  chốt  của  vùng  nam  Hoài  Đức  như  Dương  Nhật  Đại,
                           Nguyễn Hữu Hiệt...
                              Tháng 8/1938, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệt đã về Tảo Khê
                           để tìm hiểu, kiểm tra tình hình phong trào ở đây. Mối quan

                           hệ giữa Tảo Khê và phong trào cách mạng phía bắc tỉnh ngày
                           càng gắn chặt hơn, song về mặt tổ chức Chi bộ Tảo Khê vẫn
                           là một cơ sở của tổ chức đảng ở Hà Nam.
                                                             42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47