Page 44 - Cuốn 70 năm (c)
P. 44

hợp cùng Chi bộ Đốc Tín (Mỹ Đức) chuẩn bị thành lập Liên
                           Phủ ủy Ứng Hòa - Mỹ Đức, đồng thời ở Ứng Hòa sẽ thành
                           lập Ban Cán sự huyện. Bí thư Chi bộ Tảo Khê đã lựa chọn
                           một vài đảng viên ở Tảo Khê và quần chúng tích cực ở Trầm
                           Lộng,  Lương  Đa,  Thanh  Ấm  vào  Ban  Cán  sự  huyện,  thực
                           chất là Ban Chấp hành phong trào đấu tranh dân chủ của
                           huyện.
                              Chi bộ Tảo Khê được thành lập đã đóng góp vào sự phát

                           triển chung của phong trào cách mạng huyện Ứng Hòa. Từ
                           Chi bộ Tảo Khê làm đầu mối trung tâm đã ảnh hưởng, tác
                           động đến phong trào cách mạng trong vùng như Trầm Lộng,
                           Hòa Xá, Đội Bình, Kim Châm, Thanh Ấm… Với sự phát triển
                           phong trào cách mạng ở Tảo Khê, Trầm Lộng là một trong
                           những cơ sở để Xứ ủy Bắc Kỳ lựa chọn xây dựng ATK ở Nam
                           Ứng Hòa và Bắc Kim Bảng với trung tâm là Trầm Lộng và
                           Tảo Khê.
                              - Thành lập Chi bộ Trầm Lộng tháng 6/1942:

                              Xã  Trầm  Lộng  thuộc  vùng  chiêm  trũng  Khu  Cháy  của
                           huyện Ứng Hòa, vùng đất cực nam tỉnh Hà Đông (nay thuộc
                           Hà Nội), tiếp giáp các huyện Kim Bảng, Duy Tiên (Hà Nam),
                           nơi sớm có phong trào cách mạng.
                              Trước  năm  1936,  Trầm  Lộng  vẫn  chưa  tiếp  nhận  ánh
                           sáng  của  Đảng.  Từ  giữa  năm  1936,  cả  nước  sôi  động  trong
                           cuộc  đấu tranh đòi  dân sinh dân  chủ do  Đảng  lãnh đạo.  Ở
                           Trầm  Lộng,  có  một  số  thanh  niên  như  Phạm  Đình  Hồng,
                           Nguyễn Ngọc Diệp  (Nguyễn Văn Diệp), Tạ Đình Hòe, Phạm
                                               1
                           Văn Phẩm, Nguyễn Văn Hợp, Phạm Đình Đích đã tiếp nhận
                           sách báo công khai  của Đảng, tham gia tổ chức ái hữu thợ

                           _______________

                              1.  Đồng  chí  Nguyễn  Ngọc  Điệp  còn  có  tên  gọi  khác  khi  hoạt  động  là
                           Nguyễn Văn Diệp, Phạm Hồng Tùy.
                                                             44
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49