Page 49 - Cuốn 70 năm (c)
P. 49
rãi của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã thông qua hoạt động
của Hội truyền bá quốc ngữ, một tổ chức hợp pháp có tính
chất hoạt động xã hội, để tập hợp rộng rãi quần chúng, tuyên
truyền giác ngộ quần chúng. Thông qua mối quan hệ vốn có
giữa Hòa Xá với Tảo Khê, Hòa Xá cũng xây dựng phong trào
truyền bá quốc ngữ do ông Lưu Tú làm nòng cốt vận động
một số thanh niên biết chữ tham gia, mở lớp học quốc ngữ
cho những người thất học. Lợi dụng hình thức học tập này,
anh em thanh niên trong xã đã giáo dục tư tưởng cho người
học, gợi lên nỗi khổ nhục của người dân mất nước, truyền
thông của dân tộc. Tuyên truyền đường lối, chính sách của
Đảng và Mặt trận Việt Minh tới đông đảo quần chúng nhân
dân Hòa Xá.
Đầu năm 1942, một số thanh niên tích cực ở Hòa Xá đã
trực tiếp liên lạc với đồng chí Trương Đỗ Uông (tức Nguyễn
Văn Lộc), Bí thư Chi bộ Tảo Khê. Những thanh niên này đã
được đồng chí Lộc hướng dẫn và giao nhiệm vụ xây dựng
phong trào ở Hòa Xá. Từ đó, phong trào ở Hòa Xá từng bước
được khôi phục lại và phát triển, công tác tuyên truyền giác
ngộ quần chúng được chú ý đẩy mạnh. Do đó, số lượng quần
chúng được giác ngộ, tham gia tổ chức cứu quốc tăng nhanh.
Từ chỗ mới có một tổ cứu quốc vào đầu năm 1942 thì đến cuối
năm 1942 đã có đủ điều kiện để thành lập các đoàn thể cứu
quốc theo từng giới như: Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu
quốc, Phụ lão Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc...
Thông qua những hoạt động cụ thể của các đoàn thể cứu
quốc và phong trào đấu tranh ở địa phương, những thanh
niên cốt cán của Hòa Xá được Chi bộ Tảo Khê chú ý bồi
dưỡng, 3 quần chúng tích cực là Lưu Tiến Tấn, Lưu Tiến Xa
và Lưu Thị Đọi được kết nạp vào Đảng và lập thành Tổ đảng
Hòa Xá do đồng chí Lưu Tiến Tấn làm Tổ trưởng, sinh hoạt
49