Page 43 - Cuốn 70 năm (c)
P. 43
Do tích cực, chủ động tìm cách bắt mối, Chi bộ Tảo Khê
đã liên lạc, phát triển được nhiều cơ sở trong vùng như
Thanh Ấm, Hòa Xá, Kim Châm, Triều Khê, Trầm Lộng và
liên lạc được với cơ sở ở Đốc Tín, Ngọ Xá thuộc huyện Mỹ
Đức, sau đó phát triển cơ sở vào Đông Bình. Ở Trầm Lộng,
trong khi Chi bộ Tảo Khê tuyên truyền bắt mối vào một quần
chúng có mối quan hệ buôn bán với quần chúng ở Tảo Khê
thì Đoàn Thanh niên dân chủ ở đây vẫn tiếp tục hoạt động,
phát triển theo đầu mối chỉ đạo là Chi bộ Cao Mật ở Kim
Bảng.
Cuối năm 1938, Ban Tỉnh ủy lâm thời Hà Đông được
thành lập. Việc thống nhất tổ chức đảng và phong trào cách
mạng trong tỉnh trở thành một yêu cầu cấp bách. Từ đây,
Chi bộ Tảo Khê về sinh hoạt với Đảng bộ tỉnh Hà Đông.
Từ khi chuyển về sinh hoạt với Đảng bộ tỉnh Hà Đông,
Chi bộ Tảo Khê và phong trào ở Ứng Hòa có mối quan hệ
chặt chẽ hơn đối với phong trào vùng La - Mỗ - Vạn (Nam
Hoài Đức), trung tâm của phong trào trong tỉnh. Đồng thời,
mối quan hệ giữa các cơ sở trong huyện cũng dần thu về một
mối, Chi bộ Tảo Khê làm nhiệm vụ trung tâm lãnh đạo, chỉ
đạo. Để tạo điều kiện quan hệ, liên lạc với phong trào ở phía
bắc tỉnh thuận lợi, theo sự gợi ý của các đồng chí trong Ban
Tỉnh ủy, Bí thư Chi bộ Tảo Khê cùng một quần chúng đã
dựng hai khung dệt lụa tại gia đình. Một vài quần chúng quê
ở Đốc Tín tham gia phong trào tại vùng La - Mỗ - Vạn đã về
Tảo Khê đóng vai là thợ dệt thuê. Hàng cơm và hiệu cắt tóc
của gia đình một quần chúng ở cầu Thanh Ấm trở thành một
đầu mối liên lạc để các cán bộ của tỉnh từ phía bắc xuống qua
lại hoạt động, nắm bắt tình hình.
Đầu năm 1939, thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống tổ
chức Đảng bộ, Ban Tỉnh ủy đã giao cho Chi bộ Tảo Khê phối
43