Page 432 - Cuốn 70 năm (c)
P. 432
vị diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Điển hình như phát triển chuỗi giá trị gạo chất lượng cao gắn
với nhãn hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy”, chuỗi giá trị sản
phẩm rau, củ, quả Ứng Hòa theo tiêu chuẩn VietGAP; các mô
hình nuôi lợn ứng dụng điều khiển tự động, nuôi cá “Sông
trong ao”, trồng rau trong nhà màng, nhà kính… Bên cạnh
đó, huyện tập trung triển khai kế hoạch thực hiện chương
trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2020 - 2025, định
hướng đến năm 2030. Toàn huyện có 70 sản phẩm được công
nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 13 sản phẩm đạt 4 sao, 57
sản phẩm đạt 3 sao; trọng tâm là các sản phẩm từ nông
1
nghiệp có giá trị cao trên thị trường .
Trên địa bàn huyện hiện có 3 cụm công nghiệp đang hoạt
động, thu hút trên 80 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh
vào đầu tư với trên 3.000 lao động có việc làm thường xuyên
thu nhập từ 8 - 15 triệu/người/tháng; 21/21 làng nghề hoạt
động có hiệu quả, trong đó nổi bật như làng nghề: sản xuất
tăm hương thôn Xà Cầu, Đạo Tú…, xã Quảng Phú Cầu; may
áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm; giày da thôn Thần, xã
Minh Đức…, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và quảng
bá sản phẩm thế mạnh của địa phương trên thị trường trong
và ngoài nước .
2
Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện tăng từ 12,38
triệu đồng năm 2010 lên mức 51,97 triệu đồng năm 2020 và
_______________
1. Uỷ ban nhân dân huyện Ứng Hoà: Báo cáo số 722/BC-UBND về kết quả
thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2022 của huyện Ứng Hoà, thành
phố Hà Nội, ngày 02/10/2023.
2. Uỷ ban nhân dân huyện Ứng Hoà: Báo cáo số 722/BC-UBND về kết quả
thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2022 của huyện Ứng Hoà, thành
phố Hà Nội, ngày 02/10/2023.
432