Page 447 - Cuốn 70 năm (c)
P. 447
nhận thức của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số vẫn
còn hạn chế; vẫn còn quan niệm cho rằng chuyển đổi số là
công việc của riêng chính quyền… Những quan niệm như vậy
là rào cản không dễ vượt qua trên hành trình chuyển đổi số
tại địa phương. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới chính
quyền huyện Ứng Hòa phải xây dựng, triển khai nhiều
chương trình truyền thông thay đổi nhận thức về chuyển đổi
số cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó là những rào cản về thể chế, quy định: Một số
văn bản pháp lý về chuyển đổi số chưa hoàn thiện, trong đó có
khung pháp lý về báo cáo các chỉ tiêu thống kê về chuyển đổi
số. Việc thẩm định các nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin,
chuyển đổi số tại địa phương gặp nhiều khó khăn do chưa đầy
đủ định mức kinh tế - kỹ thuật, an toàn thông tin, v.v.. Việc
ứng dụng các nền tảng số vào quản lý, sản xuất kinh doanh
cũng còn hạn chế, nhất là khu vực nông thôn, mới chỉ tập
trung hoạt động quảng bá sản phẩm trên website, mạng xã
hội, một số thanh toán không dùng tiền mặt, một số mô hình
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đơn lẻ.
2. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số tại huyện
Ứng Hòa
Ngày 15/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-
NQ/TW đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong số
những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra là: Đẩy
mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội
số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết
vùng… Đồng thời, theo định hướng Quy hoạch chung Thủ đô
đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội sẽ có 2 thành
phố trực thuộc và 5 trục phát triển, trong đó, Ứng Hòa nằm
trong quy hoạch trục không gian phát triển phía Nam kết nối
447