Page 90 - Cuốn 70 năm (c)
P. 90
hệ thống boongke tại tuyến sông Đáy, ra sức lập hương tổng
dũng, bắt lính đôn quân, vơ người vét của, thực hành cao độ
chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người
Việt đánh người Việt”.
Mặc dù khó khăn rất lớn nhưng có định hướng đúng của
Đảng, đảng viên quyết tâm, dựa vào quần chúng, cơ sở vùng
tạm chiếm dần dần được phục hồi và phát triển. Một số mặt
công tác được đẩy mạnh và thu được kết quả, nhất là công
tác bảo vệ thanh niên, chống giặc bắt lính và công tác địch
vận, phá vũ trang cho tề, lập địa phương quân của địch.
Quân và dân các xã Khu Cháy sẵn sàng chiến đấu và tích cực
sản xuất. Bộ đội huyện, tỉnh lấy Khu Cháy làm chỗ đứng
chân cùng du kích thường xuyên quấy rối các vị trí địch,
phục kích đánh các toán địch đi tuần tiễu, sục sạo; biệt kích
và khu vực giáp ranh để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch, bảo
vệ căn cứ. Các cuộc càn vào Khu Cháy đều bị bẻ gãy như trận
“Tiếng cồng chống giặc”.
Ngày 02/02/1951, được tin địch từ bốt Lim sẽ càn vào Khu
Cháy, bộ đội, du kích đã bố trí lực lượng đón đánh tại Đồng
Xung, Xuân Tình. Sáng hôm sau, địch qua Tân Dân, Chuyên
Mỹ, càn vào Minh Đức. Một mũi thọc sang Xuân Tình. Bộ
đội, du kích nổ súng ghìm chân địch. Dân quân, du kích,
nhân dân các xã Minh Đức, Đồng Tân nổi trống, mõ, tù và
báo động. Đông đảo nhân dân với dao, gậy trong tay, hò reo
vang dậy cùng bộ đội, du kích xông lên đuổi giặc. Địch hốt
hoảng tháo chạy toán loạn. Trận phối hợp giữa quân và dân
chống càn mang tên “Tiếng cồng chống giặc” được tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi khắp nơi trong tỉnh .
1
_______________
1. Huyện ủy Ứng Hòa: Lịch sử Đảng bộ huyện Ứng Hòa (1930 - 2010),
Sđd, tr.205
90