Page 61 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 61
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
thanh Cần Thơ) trước năm 1975, tôi vẫn ngậm ngùi nhắc lại Phong Điền
từng một thời sung túc, là nơi thơm ngát hương sầu riêng, là nơi đọt lúa vươn
lên theo tiếng hò cao vút…
Tháng 4 năm 1968, trước kỳ thi Tú tài 2, tôi đã theo cô bạn học trò làm
một chuyến đi về quê nội. Hình ảnh xúc động nhất là khi chúng tôi đi qua
trường tiểu học, các em học sinh - nữ thì áo sờn vai, nam thì mái tóc và đôi
chân vàng một lớp phèn đang cùng nhau tới trường khi phía xa còn vang
tiếng súng - và dù ban ngày mà góc trời vẫn lóng lánh bóng hỏa châu. Có
điều, từ những hình hài có phần xơ xác đó, tôi bắt gặp được những đôi mắt
long lanh, nghe được tiếng cười trong vắt như chứa đựng cả niềm mong ước
của tuổi thơ Việt Nam về một ngày đất nước thanh bình. Bài thơ “Về quê
hương ấy” viết trong niềm rung cảm đó.
Lần kế, tôi trở lại Phong Điền vào mùa đông năm 1972. Lần nầy còn có
rất nhiều thầy cô giáo và các em học sinh Trường Trung học Phong Phú (Ô
Môn) về viếng mộ nhà thơ Phan Văn Trị. Ngôi mộ ông lúc nầy chưa được
trùng tu, nằm trên bờ đất đầy cỏ dại mà dòng nước nhỏ qua năm tháng đã
khoét sâu vào tận mộ. Cũng trong lần nầy, cô bạn ngày xưa trở thành một
“hướng dẫn viên” cho bao nhiêu bạn trẻ đang háo hức vì có một chuyến du
ngoạn đầy hứng khởi.
Về Phong Điền lần nầy, với riêng tôi còn để muốn ghi mãi trong lòng về
vùng quê “vàng bông điên điển trời quê nội”. Qua đầu năm 1973, tôi và các
bạn cùng trang lứa trình diện nhập ngũ theo lệnh Tổng động viên. Dù biết là
đi rồi sẽ trở về sớm hay muộn, nhưng trong thời chinh chiến, giữa bao nhiêu
cái vô thường và phi lý, nào ai lường được rồi thân phận chúng ta như cánh
bèo trên dòng đời nghiệt ngã trôi dạt về đâu?
Bài thơ “Cho hết ngày thơ” như một ký thác về ước nguyện mai sau, đi
giữa vườn sầu riêng mà lòng bâng khuâng, man mác, muốn được gởi trọn
trái tim mình cho người tình xuân yêu dấu…
64