Page 17 - Tin Học 11 - Chương III
P. 17

Tin học 11                                                                        Tập 2



               Trong đó:

                     Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên.
                     Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu
                       phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng
                       lặp không được thực hiện.

               Hoạt động câu lệnh for-do:

                     Ở dạng lặp tiến câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến
                       đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
                     Ở dạng lặp lùi, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến
                       đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị cuối đến giá trị đầu.

               Chú ý: Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau do
               không được thay đổi giá trị biến đếm.



               Ví dụ: Một người tỉ phú rất thích sách và ông luôn xem rằng số 7 là số may mắn của
               ông. Một hôm, ông tổ chức tặng sách miễn phí cho các hộ dân trong vùng, các hộ dân
               có số nhà từ 1 tới n. Mỗi hộ dân đều được ông tặng 1 cuốn sách, nhưng nếu hộ dân
               nào có số nhà chia hết cho 7 thì hộ đó sẽ được ông tặng 2 cuốn sách. Viết chương
               trình nhập vào số nguyên dương n, và xuất ra tổng số sách người tỉ phú tặng cho các
               hộ dân.


               Gợi ý:
               sum:= 0;
               for i:= 1 to n do

                       if (i mod 7 = 0) then sum:= sum+2
                       else sum:= sum+1;

               writeln ('Tong so sach nguoi ti phu da tang:  ', sum);




























                                                                                                      17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22