Page 22 - My FlipBook
P. 22
vùng xung yếu, trấn áp bọn phản cách mạng ở những địa bàn phức tạp.
Kết hợp biện pháp quần chúng với các biện pháp nghiệp vụ, vận dụng
đấu tranh chính trị của nhân dân hỗ trợ lực lƣợng vũ trang, kịp thời phát
hiện, trừng trị bọn gây rối ANTT ở nhiều nơi nhƣ: Ba Làng (Thanh
Hoá), Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), Quỳnh Lƣu (Nghệ
An)... Đã khoanh vùng trấn áp phản cách mạng ở hàng trăm điểm, bắt
tập trung cải tạo và đƣa vào diện cải tạo tại chỗ hàng nghìn phần tử
chống phá.
Quán triệt quan điểm của Đảng, vấn đề thổ phỉ không đơn thuần
là vấn đề địch - ta, mà là vấn đề có tính dân tộc, tính quần chúng nên khi
giải quyết vấn đề này, lực lƣợng Công an đã thực hiện kết hợp vận động
chính trị với chính sách dân tộc, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nâng cao
đời sống nhân dân, trên cơ sở đó vận động, tổ chức nhân dân trực tiếp
tham gia giải quyết vấn đề thổ phỉ. Việc sử dụng biện pháp vũ trang là
cần thiết nhƣng phải trên cơ sở thực hiện tốt vận động chính trị trong
nhân dân. Với biện pháp đó, đến giữa những năm 60 vấn đề thổ phỉ ở
các tỉnh miền núi phía Bắc cơ bản đã đƣợc giải quyết.
Lực lƣợng Công an đã gắn kết phong trào “Bảo vệ trị an”, “Bảo
mật phòng gian với phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng
CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nƣớc
nhà. Từ kinh nghiệm phong trào “3 phòng” (phòng gian, phòng hoả,
phòng tai nạn), giữa năm 1957, Bộ Công an đã sơ kết rút kinh nghiệm,
phát động phong trào “Bảo vệ trị an để bảo vệ ANTT trong tình hình
mới. Cùng với các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua lao động
sản xuất nhƣ “Gió đại phong” trong nông nghiệp, “Sóng duyên hải”
trong ngƣ nghiệp, “Có ba nhất” trong Quân đội, phong trào “Bảo vệ trị
an” đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến đuổi kịp và vƣợt lá cờ đầu xã
20