Page 26 - My FlipBook
P. 26
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân đƣợc hình
thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng
Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhất là
phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa. Những thành công
hay thất bại của các phong trào ấy đều đƣợc Ngƣời nghiên cứu rút ra
những bài học cần thiết cho việc hình thành tƣ tƣởng về sức mạnh của
nhân dân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng,
nhƣng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo.
Ngƣời nhắc nhở, công tác dân vận của Đảng phải tìm mọi cách giải thích
cho từng ngƣời dân hiểu rõ, việc mình làm là vì lợi ích của chính họ, nên
họ phải hăng hái làm cho kỳ đƣợc. Ngƣời cũng chỉ rõ làm bất cứ việc gì
cũng phải bàn với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân
đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phƣơng, rồi động viên và
tổ chức toàn dân thi hành. Đảng phải lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu
tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp
ấy chỉ có thể đƣợc thực hiện bằng sức mạnh của nhân dân. Nhân dân
mới chính là ngƣời sáng tạo ra lịch sử, là chủ thể của lịch sử, là ngƣời
làm nên lịch sử. Ngƣời nhấn mạnh, cá nhân dù có tài giỏi mấy cũng
không thay thế đƣợc nhân dân. Rõ ràng trong những cống hiến to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, tƣ tƣởng về sức
mạnh của nhân dân là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị
thực tiễn rất quan trọng, lâu dài.
Ba là, những việc cần phải làm để phát huy vai trò của nhân
dân.
Không dừng ở việc xác định vai trò có tính quyết định của nhân
dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ
24