Page 28 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 28

2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CUNG ỨNG HÀNG DỆT
                                      MAY CỦA VIỆT NAM


            Năng lực sản xuất         Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một
                                      trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với
                                      sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động
                                      có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các
                                      chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết
                                      quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu,
                                      vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
                                      Hiện nay có khoảng 6.000 công ty trong ngành dệt may
                                      Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoảng
                                      84% là công ty tư nhân và 15% là công ty FDI với số vốn
                                      là 19,286 tỷ USD, sử dụng khoảng 2,8 triệu lao động. Quy
                                      mô ngành lớn nhưng sự cạnh tranh trong ngành tương đối
                                      cao. Ngành dệt may còn có các sản phẩm khác bao gồm
                                      bông xơ 16000 tấn, sợi 1800 nghìn tấn, vải 3 tỷ m2. Tỷ lệ nội
                                      địa hóa chung toàn ngành đạt khoảng 50% (theo Tổng cục
                                      Hải quan tính đến năm 2019).


           Hình thức sản xuất         Ngành dệt may Việt Nam bao gồm 3 phân ngành: phân
                 và xuất khẩu:        ngành thượng nguồn (sản xuất sợi), phân ngành trung
                                      nguồn (sản xuất vải và nhuộm) và phân ngành hạ nguồn
                                      (sản xuất hàng may mặc). Tỉ lệ nội địa hóa của ngành ở
                                      mức thấp, chỉ đạt từ 40 – 45%. Các nguyên phụ liệu cho
                                      ngành dệt may thuộc phân ngành thượng nguồn chủ yếu
                                      phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mảng dệt nhuộm là mảng
                                      kém phát triển gây cản trở tăng trưởng của cả ngành. Chỉ
                                      có khoảng 20% doanh nghiệp thuộc mảng dệt nhuộm.
                                      Mảng may mặc phát triển, đóng góp 80% trong kim ngạch
                                      xuất khẩu. Do sự phát triển không đồng đều giữa các phân
                                      đoạn sản xuất nên Việt Nam chỉ chủ yếu tham gia chuỗi
                                      giá trị toàn cầu với phương thức CMT (cut – make – trim) là
                                      phương thức đơn giản nhất, cũng là phương thức có giá trị
                                      gia tăng thấp nhất, với tỉ trọng 65%. Khoảng 30% còn lại là
                                      phương thức FOB với giá trị gia tăng cao hơn.







         vietrade.gov.vn     CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP                             Trang 28
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33