Page 33 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 33
13,5% vào năm thứ 1
9% vào năm thứ 2
4,5% vào năm thứ 3
Thuế nhập khẩu về 0% vào năm thứ 4.
Mặc dù thị trường quần áo của Canada có dung lượng nhỏ
nhưng nhiều công ty phân phối dệt may hàng đầu thế giới
có trụ sở tại Canada và đa số các công ty đều phân phối
thị trường Mỹ và các nước khác. Khi Hiệp định CPTPP được
thông qua và có hiệu lực trong thời gian tới, thuế nhập
khẩu vào Canada sẽ giảm từ 17%-18% xuống còn 0% ngay
khi Hiệp định có hiệu lực (khoảng 50% mặt hàng xuất khẩu)
hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở
đi. Mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực thúc đẩy
dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada.
Trong các nước dẫn đầu xuất khẩu hàng dệt may vào
Canada có Trung Quốc (40%), Bangladesh (12%), Việt Nam
và Campuchia cùng 10%. Tuy nhiên, CPTPP đã mở ra lợi thế
cho Việt Nam đẩy mạnh tốc độ phát triển dệt may tại thị
trường Canada khi có hiệu lực từ đầu năm nay. Từ mức thuế
trung bình trên 10% về 0%, xuất khẩu dệt may nước ta có cơ
hội để nhanh chóng vượt qua Bangladesh hay Campuchia
và nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc là
những nước nằm ngoài CPTPP.
3.2. Thách thức Thách thức đầu tiên phải nhắc đến là đối với Dệt May
Việt Nam là yêu cầu về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn
forward), hay còn gọi là quy tắc ba công đoạn. Quy tắc này
được hiểu một cách chung nhất là tất cả các công đoạn sản
xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm kéo sợi, dệt và
nhuộm vải, cắt và may quần áo phải được thực hiện trong
nội khối CPTPP. Đối với mặt hàng dệt may, nếu như trong
các FTA Việt Nam đã tham gia chỉ áp dụng nguyên tắc từ 1 - 2 công
đoạn, thì hiệp định CPTPP áp dụng nguyên tắc 3 công đoạn gồm
vietrade.gov.vn CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP Trang 33