Page 34 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 34
tạo xơ, xe sợi; dệt và hoàn thiện vải; cắt may. Doanh nghiệp đáp ứng
được yêu cầu như trên thì hàng hóa dệt may xuất khẩu nội khối
mới được hưởng ưu đãi về thuế quan, và xuất khẩu sang Canada
cũng không ngoại lệ.
Quy tắc xuất xứ sẽ bảo đảm sự cân bằng giữa “thuận lợi
hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận thương mại”. Khi
đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi, hàng hóa sẽ được cấp C/O
(chứng nhận xuất xứ) ưu đãi và đây mới là giấy thông hành,
cam kết pháp lý quan trọng nhất để DN được hưởng ưu đãi
thuế quan khi xuất khẩu. Đây là bài toán hóc búa đối với
ngành Dệt May Việt Nam do hơn 85% doanh nghiệp dệt
may tập trung vào khâu cắt và may quần áo, doanh nghiệp
kéo sợi và dệt vải tại Việt Nam chiếm chưa đến 15% tổng số
doanh nghiệp Dệt May, nguồn cung chỉ đáp ứng được một
phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp may. Thực tế, 90%
vải để sản xuất là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn
Quốc, 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn
Độ. Các quốc gia này đều không tham gia Hiệp định CPTPP,
vì vậy nếu kéo dài tình hình như hiện nay thì doanh nghiệp
Dệt May rất khó được hưởng lợi từ hiệp định.
Thách thức thứ hai là, làn sóng FDI vào Việt Nam để hưởng
lợi ích là rất lớn. Bên cạnh lợi ích cho doanh nghiệp dệt
vietrade.gov.vn CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP Trang 34