Page 35 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 35
may Việt Nam khi được học hỏi công nghệ, quy trình quản
lý hiện đại từ các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong
nước sẽ chịu sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh về quy mô sản
xuất, giá thành, tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp
FDI đầu tư vào Việt Nam đều là doanh nghiệp lớn, có vốn,
kinh nghiệm và mô hình sẵn có, việc áp dụng vào Việt Nam
với quy mô lớn, chuyên nghiệp là rất dễ dàng. Ngoài ra,
doanh nghiệp FDI sẵn sàng trả lương cao hơn cho công
nhân để thu hút lực lượng lao động có tay nghề tốt.
4. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CANADA
Thứ nhất, doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ toàn
văn Hiệp định, đặc biệt là những chương riêng biệt về quy
tắc xuất xứ dệt may. Trong Hiệp định có quy định rất rõ về
các dòng thuế được áp dụng, lộ trình cắt giảm thuế đối với
từng quốc gia.
Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần quan tâm
đến danh mục “nguồn cung thiếu hụt”, đây có thể nói là
cứu cánh cho doanh nghiệp Việt Nam khi nguồn cung vải,
sợi trong nước còn yếu. Danh mục này được quy định trong
Tiểu phụ lục 1 của Phụ lục 4-A của Chương 4 Hiệp định
CPTPP. Đây là danh mục các loại sợi và vải được phép nhập
khẩu từ các nước bên ngoài khối CPTPP để sản xuất hàng
dệt may mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP.
Danh mục này gồm 2 loại:
Danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời: Danh mục
này bao gồm 08 loại nguyên liệu được phép nhập
khẩu từ các nước ngoài CPTPP mà vẫn được coi là
đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan,