Page 39 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 39
vô cùng quan trọng là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam – EU (EVFTA),
khối thị trường mới có quy mô lớn và những ưu đãi thuế quan
hấp dẫn sẽ mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành.
Từ nay đến 2022, dưới tác động của các FTA, thuế quan sẽ giảm
mạnh, tạo nhiều cơ hội mới cho việc gia tăng giá trị xuất khẩu và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi phí lao động cạnh tranh và các
chính sách ưu đãi trong nước tiếp tục giúp Việt Nam trở thành
một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dệt may
trong những năm gần đây.
Tuy nhiên về dài hạn, ngành dệt may vẫn tồn tại nhiều vướng
mắc. Cụ thể, cắt, may hiện vẫn là công đoạn phát triển nhất của
ngành; sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã và hệ thống
phân phối lại kém phát triển, trong khi đây mới là khâu mang lại
giá trị gia tăng cao nhất.
Đến năm 2030, dệt may được kỳ vọng tăng trưởng ở mức 13-
14%, giai đoạn tiếp theo là 10%. Để khắc phục vướng mắc, đạt
được những mục tiêu đề ra và tận dụng được ưu đãi từ các FTA
đã ký kết, Chính phủ đang dành nhiều ưu tiên hỗ trợ cho phát
triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có công nghiệp hỗ trợ
cho dệt may, giúp ngành tận dụng được các lợi thế. Mặt khác,
khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tham gia
chuỗi phân phối toàn cầu, ứng dụng phương thức tiên tiến vào
quản trị doanh nghiệp.
Việc phát triển các nhà máy thông minh, ứng dụng cách mạng
công nghiệp 4.0 vào sản xuất có thể bắt nguồn từ những ý tưởng
và nguồn nhân lực sẵn có trong các nhà máy thông thường. Để
phát huy sức sáng tạo này, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về
đào tạo với chương trình phù hợp bối cảnh công nghệ hiện đại,
doanh nghiệp tập trung khuyến khích, nâng tầm ý tưởng.
vietrade.gov.vn CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP Trang 39