Page 36 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 36

nhưng chỉ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ khi
                                             Hiệp định có hiệu lực.



                                         ‰   Danh mục nguồn cung thiếu hụt vĩnh viễn: bao gồm
                                             186 loại nguyên liệu được phép nhập khẩu từ các
                                             nước ngoài CPTPP mà vẫn được coi là đáp ứng quy
                                             tắc xuất xứ TPP để hưởng ưu đãi thuế quan trong TPP,
                                             không hạn chế về thời gian. Với danh mục này, áp lực
                                             đáp ứng quy tắc xuất xứ cho doanh nghiệp Dệt May
                                             Việt Nam phần nào được giảm bớt nhưng đây chỉ là
                                             biện pháp tạm thời. Việc đẩy mạnh phát triển công
                                             nghiệp phụ trợ dệt may vẫn là vấn đề sống còn để ổn
                                             định trong dài hạn.


                                      Thứ hai, doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể theo từng
                                      mặt hàng để có định hướng phát triển hợp lý. Với hàng trăm
                                      dòng thuế được giảm sau khi hiệp định có hiệu lực, doanh
                                      nghiệp cần xác định mặt hàng nào là mặt hàng ưu tiên cho
                                      doanh nghiệp mình. Có thể kể đến một số tiêu chí như sau.
                                      Một, tiêu chí giảm thuế là yếu tố then chốt, cần xác định rõ
                                      dòng thuế nào có tốc độ giảm thuế cao, phù hợp với năng
                                      lực sản xuất hiện có cũng như tiềm năng để phát triển. Hai,
                                      dung lượng thị trường, cần tập trung vào các mặt hàng tại
                                      các thị trường có nhu cầu nhập khẩu dệt may lớn, thị phần
                                      dệt may của Việt Nam tại các thị trường đó còn khiêm tốn,
                                      là cơ hội để tiếp cận khách hàng. Ba, năng lực sản xuất và
                                      mặt hàng thế mạnh của doanh nghiệp, cần ưu tiên các mặt
                                      hàng mà doanh nghiệp đang có thế mạnh, có năng lực sản
                                      xuất đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.


                                      Thứ ba, doanh nghiệp cần đẩy mạnh nâng cao năng lực
                                      sản xuất cốt lõi, năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý hồ
                                      sơ, chứng từ liên quan đến chứng minh xuất xứ. Với sự cạnh
                                      tranh gay gắt từ doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp dệt may
                                      trong nước cần nâng cao năng suất cũng như chất lượng
                                      của sản phẩm, chấp nhận đầu tư để đáp ứng được nhu cầu
                                      ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, nâng cao năng lực
                                      quản trị doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
                                      phí con người, chi phí khấu hao, quản lý chặt chẽ đầu vào
                                      đầu ra, giúp doanh nghiệp có cơ sở giảm giá thành, nâng
                                      cao tính cạnh tranh. Đồng thời, quy trình quản lý hồ sơ,
                                      chứng từ về xuất xứ sản phẩm là rất quan trọng để đáp ứng
                                      được yêu cầu mà khách hàng cũng như Hiệp định đưa ra.







         vietrade.gov.vn     CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP                             Trang 36
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41