Page 38 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 38
IV. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG CANADA
Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
55/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2001 phê duyệt Chiến
lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện
chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010
với mục tiêu: “Phát triển ngành dệt may trở thành một trong
những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất
khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước;
tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh,
hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”. Năm 2014,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3218/
QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát
triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
Sau gần 20 năm thực hiện chiến lược và các chính sách, biện
pháp hỗ trợ kèm theo, ngành dệt may Việt Nam từ chỗ chủ
yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch
xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippin…
đến nay đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ ba thế
giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Thị trường trong nước
20 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5
tỷ USD. Thặng dư thương mại năm 2019 đạt 17,7 tỷ USD tăng
106,5 lần so với 185 triệu USD của năm 1999.
Với lực lượng lao động khoảng 3 triệu người, dệt may là ngành
thu hút và sử dụng lao động lớn nhất trong các ngành công
nghiệp cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm,
đảm bảo thu nhập cho người lao động, giữ vững trật tự, an
toàn xã hội, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, các địa phương
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong giai đoạn tới, Dệt may Việt Nam đang có chiều hướng
phát triển tốt với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 2
con số. Đặc biệt với các FTA đã ký kết, trong đó có 2 hiệp định
vietrade.gov.vn CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP Trang 38