Page 296 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 296
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
huyền, làm như kẹt đọng trong cổ họng. Những thanh ngã,
sắc ở trên mức thăng-bằng, tiếng nghe trong, hoặc trong
đục như thanh "ngã", hoặc trong sáng như thanh "sắc".
Những thanh chìm dưới mức thăng-bằng thì hoặc trầm đục
như dấu hỏi, trầm đọng như dấu nặng, hoặc trầm-trầm như
dấu huyền, còn âm-hưởng ngân vang.
Ở đây chúng tôi có hai nhận-xét:
Thứ nhất, về sự phân-biệt phù, trầm, nhập, khứ, khi ta
nói "nắn-nót, mặn chạt" tất cả đều là trắc: hoặc dấu sắc
hoặc dấu nặng. Cùng mang dấu nặng như "mặn chạt", cùng
mang dấu sắc như "nắn-nót", mỗi thứ tuy có hơi khác nhau
đấy song không phải tại bản-chất của thanh phân-biệt thành
hai loại thanh khác nhau, mà thanh chỉ biến-độ do phụ-âm
cuối từ bắt cử-động lưỡi và hàm miệng phải khác nhau.
Thực ra bản-chất của thanh vẫn là những thanh "trong,
chìm" do dấu sắc đi lên và dấu nặng rơi chìm sâu trong cổ
họng. Với sự biến-độ này các âm mang dấu sắc hay nặng
tận cùng bằng c, ch, p, t có thanh phát ra bị cụt, không có
âm-hưởng so với các âm mang dấu "sắc, nặng" khác: cụt
như "nót, chạt", còn âm-hưởng như "nắn, mặn", song tất cả
đều cùng hoặc lên cao (dấu sắc) hoặc lắng xuống cổ họng
(dấu nặng).
Thứ hai về cách viết dấu:
* Những dấu hỏi, ngã tượng hình rất đúng giọng của
âm phát ra (coi mô-hình). Cứ theo hình-tượng của dấu mà
nắn giọng, thanh sẽ phát ra chính-xác. Chúng tôi đã áp-
dụng cách này để hướng-dẫn cho học-viên nước ngoài, vừa
giải-thích vừa minh-họa dáng đi của dấu, họ đã theo đó mà
295