Page 298 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 298

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                        “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
                       Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
                           Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
                         Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai?
            Những  tiếng  "thấy",  "mấy",  cùng  phát  ra  một  âm  "ây"  và
            cùng  gieo  trắc-thanh.  Những  tiếng "dâu,  màu, sầu"  có  âm
            "âu" và âm "au" tương-tự, cùng gieo bình-thanh. Tất cả từng
            cặp một như thế gọi là "vần với nhau".


            Vần ở cuối câu gọi là cước-vận tức là gieo ở chân câu (cước
            là chân). Vần gieo ở lưng-chừng câu gọi là yêu-vận (yêu =
            lưng). Chính sự phối-trí âm thanh nhịp điệu là yếu-tố cơ bản
            của thơ. Tùy theo vị-trí của vần, câu thơ ngắt nhịp, hòa-âm,
            đọc lên nghe nhịp-nhàng, êm-ái du-dương.


            Tùy theo cách gieo vần và câu dài, ngắn, thơ có nhiều thể
            khác nhau, nhiều lối khác nhau. Có thơ vần và thơ xuôi. Thơ
            vần có thơ cổ và thơ mới.


            Về thơ cổ, ngoài lối cổ-phong có dáng-dấp như lối văn Kinh-
            Thi,  và  thể  thơ  Ðường-luật,  áp-dụng  luật  thơ  Hán-Văn  đời
            Ðường bên Trung-Quốc, phải nói đến thể thơ thuần-túy Việt-
            Nam là lục-bát và song thất lục bát, rất được dùng trong ca-
            dao Việt-Nam.


            Người viết không lạm-bàn sang địa-hạt văn-học-sử và nghệ-
            thuật viết văn để trình bày về các thể thơ và cách làm thơ,
            chỉ đan-cử một vài thể thơ thông-thường, gọi là vẽ ra một
            khuôn dáng nhạc-điệu trong thơ. Chính khuôn dáng này làm
            cho thơ nói riêng, ngôn-ngữ Việt nói chung có nhạc-tính, có
            âm-nhạc sống động. Không luận riêng về thi-luật, thi-pháp,

                                          297
   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303