Page 56 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 56

hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, người viết đã xin được
          gặp (qua điện thoại) GS Lê Thanh Minh Châu nguyên Viện
          Trưởng, GS Nguyễn Đình Hoan, nguyên Tổng Thư Ký, GS
          Đoàn Khoách và đã được các vị cho biết là trong thời gian
          đầu, từ 1957-1960 mọi quyết định liên hệ đến Văn Khoa đều
          xuất phát từ Linh Mục Viện Trưởng Cao Văn Luận. Nói đúng
          ra, trong thời gian này, Linh Mục Luận đã đảm nhiệm quyền
          Khoa Trưởng của Đại Học Văn Khoa Huế trước khi GS Lê Văn
          Diệm được chính thức bổ nhiệm từ niên khóa 1960-1963. Vậy
          người viết xin bắt đầu từ Linh Mục Cao Văn Luận trước.

          1. Linh Mục Cao Văn Luận (1957-1960):
                                   Ngài  đảm nhiệm quyền Khoa
                               Trưởng cho  đến khi GS Lê Văn Diệm
                               về nước. Linh Mục Cao Văn Luận được
                               chính thức bổ nhiệm làm Viện Trưởng
                               ĐH Huế qua sắc lệnh ký ngày 01/03/1957.
                               Niên khóa 1957-58, lớp Dự Bị Văn Khoa
                               được tổ chức và những năm kế tiếp cho
                               đến 1960 Ngài đã ra những chỉ thị trực
                               tiếp liên hệ đến ngành Văn Khoa. Tiểu
                               sử của Ngài mọi người dễ tìm thấy và
                               ngay trong tập kỷ yếu này rất nhiều bài
                               viết về cuộc đời của Ngài. Khi theo học
          lớp Dự Bị Văn Khoa niên khóa 1962-1963, cá nhân tôi không
          có may mắn được học với Ngài, dù Ngài là vị Giáo Sư Triết
          Học rất nổi tiếng vào thời ấy. Năm 1963, những biến động do
          phong trào sinh viên tranh đấu Huế đã đẩy đưa đời sống văn
          hóa của Đại Học Huế đi vào bế tắc, vượt khỏi tầm kiểm soát
          của vị Viện Trưởng đầy lòng nhân ái này. Tháng 8/1963, Cha
          Luận bị huyền chức. Tháng 11/1963, đảo chánh lật đổ chế độ
          Ngô Đình Diệm thì Ngài được mời trở lại điều hành Viện ĐH
          Huế nhưng rồi cũng chỉ 8 tháng sau, Ngài lại bỏ Huế ra đi.
          Lần này, không phải do chính quyền mà lại “do những thành
          phần năng động nhất của Huế đuổi Cha đi. Cha đi bỏ lại đằng
          sau tất cả của đời Cha. Cha đi vì đã hoàn tất một nhiệm vụ, hay
          Cha đi vì bản chất phản bội cố hữu của con người” (Nguyễn
          Văn Trường, Kỷ Yếu, ĐHSP Huế, 1957-2007, tr.21).


                           Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 55
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61