Page 14 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 14

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             Nam như Đặng Ngọc Phách, Vũ Văn Thiều, Vũ Ngọc Nhạ, Đinh
             Thị Vân...
                  Tháng  10-1954,  tại  căn  cứ  Chắc  Bảng  (Cà  Mâu),  Hội  nghị
             thành lập Xứ ủy Nam Bộ được tổ chức. Lê Duẩn được cử làm bí
             thư Xứ ủy Nam Bộ, bao gồm liên tỉnh ủy miền Tây (Nguyễn Thái
             Bường bí thư), Liên tỉnh ủy miền Đông (Trần Văn Đức bí thư),
             Liên tỉnh ủy miền Trung (Nguyễn Văn Mùi bí thư) và Khu ủy  Sài
             Gòn - Chợ Lớn do Nguyễn Văn Linh làm bí thư, Nguyễn Hữu
             Xuyến được giao công tác phụ trách quân sự ở Nam Bộ.
                  Cũng theo tài liệu cộng sản thì con số cán bộ họ để lại không
             phải là từ 8.000 đến 10.000 người như Neil Sheehan nói trong
             "L’ Innocence perdue" mà Hoàng Cơ Thụy đã dẫn lại trong Việt
             Sử Khảo Luận (sđd, tập 11, tr. 2780) mà là 60.000 người.
                 Trong  "Lịch  sử  kháng  chiến  chống  Mỹ  cứu  nước  1954-75"
             tập II, Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc Phòng
             Cộng  Sản  Hà  Nội  đã  không  cần  giấu  diếm  điều  này  khi  viết:
             "Nam Bộ có khoảng 60.000 đảng viên ở lại rút vào hoạt động bí
             mật. Số cán bộ, đảng viên chưa bị lộ thì vẫn sống hợp pháp, làm
             ăn sinh sống như mọi người dân, tùy cơ ứng biến mà vận dụng
             các khả năng hợp pháp hoặc không hợp pháp để hoạt động. Số
             đồng chí đã bị lộ thì chuyển sang hoạt động bí mật hoặc chuyển
             vùng công tác, nhờ sự che chở đùm bọc của nhân dân. Tổ chức
             chi bộ chia thành hai loại: loại A gồm đảng viên sống và hoạt
             động bất  hợp  pháp, loại  B là  đảng viên sống  hợp pháp,  hoạt
             động hợp pháp và bán hợp pháp". (5)
                   Cũng  theo  tài  liệu  cộng  sản  thì  "để  phòng  ngừa  khả  năng
             xấu, nhiều tỉnh ở miền Nam đã được lênh chôn giấu vũ khí, đạn
             được. Quân giới Nam bộ được lệnh cất giấu máy móc, dụng cụ
             ở rừng U Minh để xây dựng công binh xưởng sau này. Quảng
             Nam chôn 70 súng; Gia Lai để lại hai hầm gồm 70 súng trường,
             7 tiểu liên, 60 súng ngắn, đạn tiểu liên mỗi khẩu 30 viên, súng
             trường mỗi khẩu 200 viên; Công Tum để lại gần 80 súng các
             loại và 4 tấn đạn. Quân khu V đã chôn giấu trong khu vực từ
             Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đến bắc Bình Ðịnh một số vũ khí đủ để
             trang bị cho hai tiểu đoàn và một số đại đội độc lập. Miền đông
             Nam bộ chôn giấu nhiều hầm súng đạn, có cả súng trung liên,


                                            13
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19