Page 18 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 18

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


                 "Năm  1959,  tháng  5  -  Hội  nghị  Ban  chấp  hành  Trung  Ương
             Đảng lần thứ 15. Hội nghị kiểm điểm tình hình và đề ra đường lối
             cho cách mạng miền Nam nhằm thống nhất nước nhà trên cơ sở
             độc lập và dân chủ. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ củng cố miền
             Bắc làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng
             bào ta ở miền Nam nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
             trong cả nước". (14).
                   Với  tất  cả  những  sử  kiện  thu  thập  được  như  trên  từ  nhiều
             nguồn khác nhau, chúng ta có thể kết luận dứt khoát:
                  - Đảng Lao Động (tức đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên) chính
             thức điều động cuộc xâm lăng miền Nam.
                  - Bắc Việt được xử dụng như là căn cứ địa để chỉ huy và viện
             trợ về nhân lực và tài lực cho cuộc xâm lăng ấy.

             II.- Sự chuẩn bị võ trang bạo động
                    "Phong  Trào  Hòa  Bình"  năm  1954  do  luật  sư  Nguyễn  Hữu
             Thọ cầm đầu hoạt động khá mạnh sau hiệp định Genève. Chính
             quyền miền Nam đã phải ra lệnh bắt giam một số người lãnh đạo
             như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, Thạc
             sĩ Phạm Huy Thông. Nhưng tất cả đều được thả ra vào cuối năm
             1956. Trần Bửu Kiếm (nguyên Tổng thư ký Ủy ban Kháng chiến
             Hành chánh Nam Bộ và bây giờ là Kỳ ủy đảng Dân Chủ Nam Bộ
             do Trung ương Cục miền Nam đảng Lao Động biệt phái sang và
             lãnh đạo ngầm) được lệnh đi tìm thăm các nhân vật trong "Phong
             trào Hòa bình" đặc biệt là LS Nguyễn Hữu Thọ (đang sinh sống tại
             Nha Trang) để chuẩn bị nhân sự cho một thế đấu tranh mới kết hợp
             giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh võ trang theo đường lối cách
             mạng vô sản chuyên chính.
                   Năm 1958 coi như năm cực thịnh của chính quyền miền Nam
             và cũng là năm xem như toàn bộ hệ thống cơ sở của Việt Cộng gài
             lại hoạt động ở miền Nam tan tác không còn gì. Giữa lúc đó, Hà
             Nội quyết định gửi cán bộ vào Nam, mở đầu cho phong trào "Hồi
             kết", xây dựng lại lực lượng, lập lại cơ sở để mở phong trào "Đồng
             Khởi" toàn bộ vào năm 1959.
                   Dù muốn dù không, dù coi thường hiệp định Genève đến đâu,
             hai bên Sài Gòn và Hà Nội vẫn còn bị hiệp định Genève ràng buộc,
             còn sợ bị dư luận và ảnh hưởng thế giới kềm chế, nên đối với Hà

                                            17
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23