Page 20 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 20

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             Miên-Việt rồi từ đó mở đường tiến quân về Lộc Ninh. Đường mòn
             HCM đã nắm giữ vai tró huyết mạch trong việc chuyển vận lương
             thực, đạn được, quân trang, quân dụng và cả nhân lực từ miền Bắc
             vào chiến trường miền Nam. Cựu  Tổng thống Hoa Kỳ,  Richard
             Nixon đã đề cập đến tầm quan trọng chiến lược của đường mòn
             HCM như sau: "Đường mòn HCM khiến cho quân đội cộng sản có
             thể đi vòng quanh khu phi quân sự giữa Bắc Nam để đánh miền
             Nam vào chỗ nào mà đối phương không ngờ tới. Nếu Nam Việt
             chỉ phải chống xâm lăng của Bắc Việt ở 70 cây số "khu phi quân
             sự", thì họ có thể tự bảo vệ mà không cần đến quân lực Hoa Kỳ.
             Trong cuộc chiến tranh Cao Ly, Bắc Hàn chỉ tấn công ở biên giới
             chứ không thể dùng đại dương như hai bờ Nam Hàn làm thánh địa
             để tấn công. Nhưng Hà Nội có nhiều thánh địa tại Ai Lao và Cao
             Miên, dùng làm bàn đạp để tấn công chợp nhoáng Nam Việt rồi rút
             lui lập tức. Mà biên giới phải bảo vệ thì kéo dài từ 70 lên đến 1000
             cây số... Tuân theo hiệp định năm 1962 về việc trung lập hóa Ai
             Lao, Mỹ đã phải rút quân hết ra khỏi nước Lào, nên không thể
             ngăn cản Bắc Việt kiện toàn đường mòn HCM kể từ năm đó, gây
             ảnh hưởng rất tai hại cho những giai đoạn sau của chiến tranh."
             (18)
                    - Ngoài việc vận chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh, cộng
             sản Hà Nội còn vận chuyển võ khí quân nhu vào miền Nam bằng
             đường biển, qua hải cảng Sihanoukville của Cao Miên do Hải đoàn
             579 phụ trách (19).
                  Song song với việc chuyển người và vũ khí đạn được vào miền
             Nam, những cán bộ cộng sản nằm vùng đẩy mạnh công tác  gián
             điệp tình báo và kinh tài. Cao Thế Dung kể rằng: "Theo giới tình
             báo, sau Genève 54, cộng sản đã để lại Sài Gòn 50 triệu bạc để tiếp
             tục gây dựng cơ sở kinh tài và nuôi tình báo... Họ cho người đem
             tiền ấy vào các kinh doanh tư nhân góp vốn, như hãng tầu chuyên
             chở Nguyễn Văn Bửu (ở Trung), hãng bào chế OPV của Nguyễn
             Cao Thăng, nhà máy sợi Vimytex, công ty thủy tinh Thanh Hoa (ở
             Nam), nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và
             Ngân  hàng  Việt  Nam  mà  Nguyễn  Văn  Diệp  là  điển  hình  (năm
             1973 Diệp trở thành Tổng trưởng Thương Mại của chính phủ Trần
             Thiện Khiêm". (20)
             27

                                            19
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25