Page 24 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 24

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             Họ cần được tập hợp lại và đảng Lao Động đã nhìn được lợi thế
             này. Đỗ Mậu đưa ra nhận xét: "Chính vì đã không xây dựng được
             niềm tin đó (của quần chúng), chính vì đã không xây dựng được sự
             ủng hộ đó cho nên khi cái gọi là MTDTGPMNVN ra đời, chúng đã
             có sẵn một đại khối thôn quê (đang là nạn nhân bất mãn với chính
             quyền) che chở, bảo vệ và yểm trợ. Không triệt tiêu được từ trong
             trứng nước mầm mống cộng sản tại miền Nam mà lại còn trực tiếp
             đóng góp cho sự lớn mạnh của chúng, chính là tội lớn của chế độ
             Ngô Đình Diệm..." (27)

                    2.- Thanh phần lãnh đạo MTDTGP-MNVN.
                    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (như đã nhắc đến trong phần
             trước) từ Hà Nội cải trang vào Nam Vang và cho người về liên lạc
             với Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đóng ở rừng sâu Chiến
             khu D thuộc tỉnh Phước Thành. Nguyễn Chí Thanh sau khi nghe
             báo cáo tình hình, trao quyết nghị của Trung ương Đảng chỉ thị
             cho Trung ương Cục Miền Nam phải gấp rút chuẩn bị cho công bố
             một tổ chức, tên được chọn sẵn là "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng
             Miền Nam". Theo Kim Nhật trong "Về R" thì: "Thế là từ cuối năm
             1958, cuộc vận động thuộc Trung ương Cục Miền Nam tiến hành
             ráo riết. Nhưng còn mỗi một băn khoăn lớn là không biết chọn ai
             làm chủ tịch, cầm đầu cho cái tổ chức đó. Nếu đưa một cán bộ của
             Đảng, một ủy viên Trung ương Đảng thì dễ qúa, thiếu gì người,
             nhưng như vậy thì việc đó tự nó đã tố cáo sự vi phạm trắng trợn
             của Hà Nội lại không có lợi về mặt tuyền truyền.
                   Phải chọn một người trong giới trí thức tương đối có tiếng tăm
             để gây nên một tiếng vang, nhưng người đó là ai? Ai có thể chịu,
             dám từ bỏ mọi sự nghiệp, chịu gian khổ, hy sinh đến tiếng tăm
             mình?
                    Nhiều  người  được  đặt  ra  để  vận  động  nhưng  không  thành.
             Cuộc vận động giữa Trần Bửu Kiếm và Nguyễn Hữu Thọ trở nên
             ráo riết, cũng chưa mang lại kết qủa nào. Trong lúc đó, Hà Nội
             thúc  dục  hàng  ngày  việc  công  bố  danh  sách  và  tổ  chức
             "MTDTGPMN".
                   Đến giữa năm 1960, việc đưa Nguyễn Hữu Thọ ra làm chủ tịch
             Mặt Trận vẫn chưa thành, Trung ương Cục miền Nam bèn dự định
             chọn Bác sĩ Phùng Văn Cung. Sứ giả được tung ra, đi mời những

                                            23
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29