Page 25 - No Em Mot Doi
P. 25
Nhũng lúc bạn bè tâm sự trong bàn rượu tôi chỉ ngồi
nghe vì tôi không có con, nên không có kinh nghiệm đau
thương hay hạnh phúc vì con, nhưng nhiều khi tôi cũng thấy
buồn khi nghe những đứa cháu, con của người em tôi dùng
tiếng Anh giỏi hơn tiếng mẹ để nói chuyện với bố mẹ của
nó, trong khi bố mẹ của nó thì lại ăn đong ngôn ngữ người.
Sự thật thằng Tuấn con anh Tú đã không về nhà nữa, kể
như nó đã quên cha mẹ trong công việc làm ăn, hoặc vì
Tuấn lấy vợ Mỹ không cưới hỏi đã làm anh Tú buồn lòng.
Khi Tuấn có con, đứa cháu nội trai của anh chị Tú, nhưng
anh chị Tú đã bị vợ Tuấn cự nự, và nhất định không cho anh
chị bế thằng cháu nội hôn hít đủ chỗ như tói quen Việt Nam.
Từ đó anh chị Tú buồn phiền một thời gian dài, sau đó vừa
đúng 62 tuổi anh chị bán nhà ăn lương hưu non, mua vé máy
bay một chiều về Việt Nam ở với đứa con gái lớn, nhưng ở
được thời gian ngắn đã lại quay về Mỹ với lý do rất đơn
giản. Chịu không nổi với đám Công An xóm phường khi họ
biết anh Tuấn đã mua nhà và ở lại Việt Nam hưởng gìa. Anh
được mời họp vài lần, bị quyên tiền và phải vui vẻ đóng tiền
theo như họ đòi hỏi lấy cớ sửa chữa chỗ này chỗ kia trong
xóm phường, nhưng chẳng thấy sửa chữa gì.
Tôi quay lại hỏi bác Hoàng.
- Dường như bác người Bắc?
- Phải, tôi ở Hà Nội, Chợ Mơ cuối đường Bạch Mai
đấy.
- Ồ. cháu cũng ở đường Bạch Mai.
Bác Hoàng vui vẻ hẳn ra, bác giật tay áo tôi hỏi
- Anh ở chỗ nào trên đường Bạch Mai.
- Dạ, cháu ở ngõ hẻm Thănh Long trước cổng phi
trường quân sự Bạch Mai và gần rạp hát Thăng Long.
- Vậy là nhà anh chỉ cách nhà tôi khoảng cây số, khi
còn trẻ trước năm 1954 tôi bán vải trong chợ Mơ đấy. Gớm
cái chợ gì mà lầy lội về mùa mưa thu kéo dài cả tháng. Chắc
năm 54 anh còn nhỏ lắm không nhớ hết đâu.
24