Page 46 - DS2020-Final4
P. 46
Thương bạn hiền vật vã
Trong cơn đau vô vàn
Nghe tiếng rên quằn quại
Tim tôi như nát tan
Ơn trên xin cứu rỗi
Cho bạn được bình an.
(Trích thơ “Thương Bạn”, Phạm Phan Lang)
Bạn hữu với nhau chỉ quý khi giúp đỡ an ủi nhau lúc gặp
tai ương ách nạn. Đạo lý của người Việt Nam trọng lòng
trung nghĩa. Đạo bằng hữu phải cho có thủy chung. Đáng
khen thay Phạm Phan Lang đã giữ trọn đạo bằng hữu.
Con người ta ai cũng chịu ơn sanh thành dưỡng dục của
cha mẹ nên phải lo cho tròn chữ hiếu. Thầy cô là người thay
quyền cha mẹ dạy dỗ mở mang trí tuệ cho ta nên người tử tế,
hữu ích cho xã hội. Vậy ta phải biết ơn thầy cô cũng như nhớ
ơn cha mẹ.
Hè năm 1962, Đỗ Lai Vỵ gặp hai Thầy Thạch Trung Giả
và Hoàng Tường tại trụ sở Air Vietnam ở Đà Nẵng, đã lật
đật đến thăm hỏi, đòi hai thầy đưa xắc cặp cho anh mang,
dẫn hai thầy đến tiệm cơm và đưa hai thầy đến hội đồng thi
Tú tài. Thầy Hoàng Tường đã mất năm 1972. Rất đông học
sinh đưa đám thầy. Thầy không có con, cô ở xa, nên từ năm
1976, hàng năm đến ngày giỗ (24 tháng 9 âm lịch) Đỗ Lai
Vỵ đã lên làm lễ trên mộ thầy (“Thầy xưa”, Đặc san 2019,
Florida).
Từ xứ lạnh Bắc Âu, Phạm Tín An Ninh đến thăm Thầy
Trần Thanh ở Xóm Mới Nha Trang. Khi ra về, anh lấy trong
túi áo một bì thư để trên bàn rồi khẩn khoản “Con có chút
quà mọn biếu thầy, xin thầy nhận cho như là một tấm lòng
của con nhớ ơn thầy cũ” (“Thầy trò”, Đặc san 2013, Nam
Cali).
Hai anh Đỗ Lai Vỵ và Phạm Tín An Ninh đã tỏ lòng biết
ơn và đền ơn thầy chẳng khác chi một ông quan tư nước Pháp
46 Đặc San VT-NTH/HT NT (2020 @ San Jose, Cali ?)