Page 116 - DH4
P. 116

Đa Hiệu ONLINE số 4
Ngoài việc lo cho các con, mối bận tâm nhất là phải lo cho chồng. Hết thời gian của cái gọi là Ủy ban quân quản ấn định, họ mong ngóng tin chồng. Lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, không biết chồng mình sống chết ra sao. Có những người chết trong thời gian ở tù, VC không bao giờ báo tin cho gia đình hay biết. Khoảng gần một năm bắt đầu cho gởi thư, một tháng một thư bay về gia đình với hòm thư (từ ngữ VC) nhưng không được báo đang ở đâu. Gia đình nhận thư chỉ biết là còn sống và mạnh theo trong thư chứ không biết gì hơn. Tất cả thư trước khi được gởi đi bao giờ cũng bị kiểm duyệt. Sau đó thông báo về cho gia đình gởi quà 3 kg ba tháng một lần. Nhiều bà đã quá nôn nóng đã bôn ba bằng mọi cách để biết được tin tức chồng. Sau đó tất cả được di chuyển ra miền bắc và được gởi quà 5 kg/ba tháng một lần.
Cuối năm 1978, tình hình an ninh phía Bắc, Trung cộng đòi dạy cho VC một bài học về tội lừa thầy phản bạn, tù nhân được chuyển dần về phía nam và từ quân đội chuyển qua cho công an quản lý. Đây là thời gian te tua nhất trong tù. Không còn khoai sắn để mà ăn. Phạm văn Đồng phải qua Ấn độ xin viện trợ. Và đây là lúc tù trong và dân ngoài đều được thưởng thức một loại “cao lương” gọi là BOBO, một loại thực phẩm dành cho ngựa mà dân “cà ri” có nhã ý tặng cho “người VN ngàn lần anh hùng”. Ăn vào bao nhiêu thì cho ra bấy nhiêu, chẳng còn một chút bổ dưỡng nào được giữ lại trong cơ thể. Sức khỏe tù nhân vô cùng tệ hại. Cơ thể suy nhược và nhiều người đã chết. “Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến”.
VC đành phải cho gia đình tiếp trợ thăm viếng để giảm bớt số người chết. Mục đích thăm nuôi là cho tù nhân có được thực phẩm và thuốc men để sống còn. Thật không có chế độ nào đã bắt nhốt mà người gia đình phải đi nuôi. Chắc chỉ có độc nhất ở cái “xã hội ưu việt” này mà thôi.
Thăm nuôi chồng con cũng không có gì đơn giản dưới chế độ “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các bà phải đến phường khóm, xã để làm đơn xin thăm nuôi. Trước khi thị thực vào đơn, bọn sâu bọ lên làm người bèn lên tiếng phán dạy: “Chồng chị nợ máu với nhân dân, nay được cách mạng
 Trang 116
 




























































































   114   115   116   117   118