Page 28 - DH4
P. 28

Đa Hiệu ONLINE số 4
h,rồi nghĩ đến số phận chính tôi và những người đồng cảnh không khỏi tuôn trào nước mắt. Thấm thía câu “mất nước là mất tất cả.”
Anh em cũng ráng lo ma chay cho anh, đem cái bánh chưng cúng và được thầy Bối, tuyên úy Phật giáo, lo liệu. Thầy Bối đang cúng kiếng thì bộ đội vào buồng bảo phải dẹp. Anh em đâu biết làm sao, đành quấn xác anh cùng đồ vật của anh bằng cái poncho, và khiêng ra vườn rau theo lời bọn bộ đội, sáng mai giải quyết.
Sáng hôm sau là ngày đầu năm, mọi người được nghỉ. Bộ đội xuống kêu gọi anh em tình nguyện đi chôn anh Trọng. Tôi là một trong năm người đó. Tôi nghĩ nên đi để nhớ được điều gì mai sau sẽ hướng dẫn người nhà đi tìm hài cốt. Trong tâm tư suy nghĩ như thế, nhưng thật sự không biết chính mình có ngày về, hoặc còn sống sót hay chăng. Anh Tr. đi ra Bắc coi như sáu tháng thì anh mãn phần, là người đầu tiên của trại chết, vì đi Bắc khoảng tháng 6/76, sau khi ở trong Nam khoảng một năm.
Khoảng hơn năm sau, trại tù di chuyển khỏi Sơn La xuôi Nam để tránh bài học trừng phạt của Trung cộng vào đầu năm 1979 thì không ai phải chết nữa. Anh là người độc nhất nằm lại tại Mường Cơi. Tôi nghĩ anh Tr. chết vì kiệt sức, đã đói mà hai ngày không ăn. Sau nầy có một trường hợp giống như thế ở trại Nam Hà, nhưng nhờ anh bạn tù mới nhận gói quà của gia đình nhường cho anh một ly sữa mà anh hồi tỉnh thoát chết.
Sự đời may rủi khó lường, âu cũng do Thượng Đế định đoạt. Mình còn hơi thở, nghĩ đến những điều ước ao của một người bạn không được toại nguyện sau khi nhắm mắt, ai nấy đều mủi lòng. Thật ra chết là hết, nhưng những người còn sống đau buồn cho số phận người quá cố, chứ đâu biết cái chết dễ dàng xảy ra cho bất cứ ai, trong hoàn cảnh khốn cùng nầy.
Vào khoảng cuối năm 1987, tôi được tha ra khỏi trại, điều không ngờ đã xảy ra. Được vòng tay thế giới mở rộng nhất là Hoa kỳ đón nhận, những
 Trang 28
 


























































































   26   27   28   29   30