Page 72 - DH4
P. 72
Đa Hiệu ONLINE số 4
Khoảng giữa tháng tư năm 1975. Tình hình miền Trung rối loạn, tin tức trên báo chí dồn dập về những bi thảm của cuộc di tản ở Huế và Đà Nẵng. Đà Nẵng rồi Ban Mê Thuộc đã mất. Dân chúng Sài Gòn xôn xao, bàn tán với những tin đồn không rõ thực hư. Chiến hạm của Lâm nhận lệnh ra khơi, đi trấn giữ quần đảo Trường Sa.
Khidâysố2,số3,số4 rồidâysố1lầnlượtkéovềtầu,chiếnhạmtừtừ tách bến. Đứng trên đài chỉ huy cao, Lâm thấy dáng vợ bé nhỏ, chịu đựng, đứng dưới cầu tầu, một tay vịn chiếc Honda, một tay vẫy vẫy chiếc khăn trắng từ biệt. Anh biết Yến khóc, lần nào tầu rời bến mà Yến chẳng khóc! mẹ vẫn kể, nó khóc mấy ngày đêm. Bao nhiêu chuyến ra khơi từ ngày cưới nhau là bấy nhiêu lần Yến khóc. Chiến hạm xa dần, ra giữa dòng sông, thủy thủ đứng dọc theo thành tầu để chào bến. Con Tầu xuôi về hướng Khánh Hội. Đi ngang nhà hàng Mỹ Cảnh, trên đài chỉ huy Lâm nhìn qua ống nhòm lại thấy Yến, Yến đứng trên nhà hàng Mỹ Cảnh bên mé sông, với chiếc áo dài xanh, vẫy vẫy chiếc khăn trắng ... Làm sao mà em chạy theo tầu anh được! dù em có chạy hết bến sông này thì cuối cùng mình cũng phải xa nhau! anh sẽ ra với biển khơi, em ở lại nhà với con với mẹ, với trăm mối tơ sầu.
Lâm và Yến hình như đã linh cảm thấy có điều gì bất lành trước ngày khởi hành. Nhưng không ngờ rằng, chuyến đi ấy lại là chuyến đi định mệnh. Con tầu rời bến, rồi chẳng bao giờ trở lại bến cũ như bao lần ra đi trước đây. Cả tuần trước ngày đi, Yến vẫn âm thầm chuẩn bị cho chồng như những chuyến ra khơi trước, những cây thuốc lá, những thùng sữa, thùng mì, đường và đậu đen, Lâm vẫn thích nấu chè để ăn đêm! Có đêm không hiểu Yến đã linh cảm thấy gì ở khúc quanh định mệnh sắp đến? nàng nửa đùa nửa thật, cụng sát mặt vào mặt anh, như để nhắc nhở, nàng ngâm khe khẽ câu ca dao:
Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lành lùng thiếp cam...
Lâm cũng đã cẩn thận dặn dò:
Trang 72