Page 110 - TT SONG VOI TAM NHAN
P. 110
vẫn đau điếng, đôi khi tê cứng phải đổi chân liên tục.
Tôi tưởng mình là “đệ nhất nhúc nhích” trong thiền
đường, nhưng không, dù mắt nhắm tôi vẫn nghe rõ mồn
một những tiếng sột soạt xung quanh. Đến tối, ngài
Goenka có một giờ pháp thoại tuyệt vời giảng giải tỉ mỉ
về ý nghĩa và lợi ích của việc quan sát hơi thở. Vì hơi
thở liên hệ mật thiết với trạng thái tâm của ta, cho nên
bất cứ lúc nào phiền não khởi sinh trong tâm thì hơi thở
ta sẽ đổi khác, nhanh hơn và nặng nề hơn. Rồi khi sự
phiền não qua đi, hơi thở sẽ ổn định trở lại. Vì vậy quan
sát hơi thở ta “có thể khám phá thực tại không chỉ ở thân
thể mà còn ở tâm thức nữa và làm cho nó trở nên thanh
tịnh”. Nghe rất hay, nhưng sao tôi vẫn chưa thông suốt
được.
Ngày thứ hai cũng còn quan sát hơi thở, nhưng
chú ý của chúng tôi được hướng vào việc cảm nhận sự
vào ra và nhiệt độ của hơi thở, hơi lạnh khi nó đi vào,
hơi ấm khi nó đi ra. Vì sự nhức mỏi “lấn sân” cho nên
dù cố gắng hết cỡ, phải “năm thì mười họa” tôi mới cảm
nhận được chút xíu âm ấm ngay cửa mũi khi hơi thở đi
ra.
Ngày thứ ba là tìm kiếm và tập trung vào bất kỳ
cảm giác nào, như rung động, nóng, lạnh, có thể cảm
nhận ở vùng tam giác bên dưới lỗ mũi, để chuẩn bị cho
ngày thứ tư là bắt đầu áp dụng thiền Vipassana, là phép
quan sát toàn thân. Tôi ngồi quan sát hơi thở vào ra mà
lòng băn khoăn vì không tìm thấy một chút “cảm giác”
gì như lời thầy nói. Đau mỏi bức rức, tôi cứ ngọ ngoạy
như con giun. Khi nào ngồi yên được một chút thì cái
105