Page 6 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 6
(riêng) còn nhiều dị biệt. Còn khuynh hướng xã hội, vì chưa tạo được bề thế, nên cũng
chỉ đưa ra một thứ lớp lang tạm thời, cho các quốc gia đang nghiêng ngả giữa hai con
đường: Tư Bản và CS. Hay đúng hơn, một loại sơn bóng trên gỗ mục, một miếng thuốc
dán để trị bệnh ung thư, không thể bật lên được tầng chủ nghĩa, đừng nói chi là chủ
thuyết hay Đạo. Còn Duy Tâm chủ nghĩa, muốn đưa con người hướng thượng, lại gần
với tạo hóa, linh tâm. Nhưng lại tạo ra những triết gia giữa chợ đời, nên dù có được
khoác thêm chiếc áo Duy Linh, được nhiều vị Đại Sĩ giảng dạy. Nhưng cũng không vượt
qua được xác thân hiện tại và hiện thực. Nhân gian hay khuyên lơn nhau rằng: “Có
thực mới vực được đạo”, đã ngầm nhắc nhở đến cái thực tế, tuy phũ phàng, hạ cấp,
nhưng khó thể quên được. Như miếng ăn kia, tuy tầm thường, nhưng tới giờ này chưa
có một siêu nhân, hay thánh nhân nào có thể dứt bỏ hoàn toàn, hay nhịn ăn cả đời.
Tư Bản và CS có lớp lang hơn, đã chuẩn bị cho mình tầng chủ nghĩa và dùng chính
sách “Lớn giúp bé, giàu giúp nghèo” để cột chặt và thầm lặng chế ngự các dân tộc
nhược tiểu kém văn minh hơn. Qua hình thức lý giải biện chứng của căn bản vật chất,
hay bằng cách tặng tay này, lấy lại tay kia. Mang tiếng là viện trợ, nhưng kẻ nhận
không biết ơn người cho, tiếng là nước lớn giúp nước bé, nhưng làm cho nước bé thành
lệ thuộc, trật tự xã hội bị đảo điên. Cùng gọi là nước “Anh-Em” nhưng không bình
đẳng. “Anh” rồi mới tới “Em”. Có biết đâu “Lớn” cũng do “Nhiều nhỏ” mà thành. Có
nghèo mới đẻ ra “Giàu”. Hơn nữa, hai chủ nghĩa tư bản và CS, tuy có điểm khác biệt,
nhưng tựu trung, căn bản vị của hai chế độ này chỉ là sự so sánh tư liệu hữu hình. Dù
cho vô sản hay tư bản, cũng là cách phân định chủ quyền quản lý vật chất nằm phía cá
nhân hay tập thể mà thôi. Cũng theo thực luận của Duy Lý thì: Cực thịnh của Tư Bản
khó tránh khỏi tình huống tiến đến vô sản, do phương thức tự do cạnh tranh, và cuối
cùng, kẻ khôn lanh rồi cũng thu đoạt quyền sở hữu của những người hiền lành, chậm
chạp, kém khả năng hơn. Ngược lại, sự bố trí phân chia của CS chủ nghĩa khi tiến triển,
thì tư liệu sản xuất cũng sẽ bắt đầu tạo ra sở hữu vật chất cá nhân. Vô hình chung tiến
tới tư bản vị, phát sinh khuynh hướng tư bản, là cơ sở của tư bản chủ nghĩa vậy. Sự
thay đổi quyền sở hữu vật chất này là yếu tố căn bản, làm cho cả hai chủ nghĩa Tư Bản
và CS đi vào vòng lẩn quẩn. Cực thịnh của Tư Bản sẽ phát sinh tiểu dị CS, và sự phát
triển tối đa của CS sẽ tạo ra tư bản, nếu không nói là hai “Dị-đồng” này sẽ tự xáo trộn,
nếu không biến thái, tính, kịp thời, hòa được “Tiểu dị” vào “Đại đồng”, hay nói theo
dịch lý, là dung chứa Thiếu Dương trong Thái Âm, đưa Thiếu Âm vào Thái Dương, thì
cả hai chủ nghĩa quyền lực này sẽ bị đào thải, là lẽ tất nhiên. Nếu hai chủ nghĩa này tự
tương nhượng hay thỏa hiệp để tồn tại, thì lại tạo ra một thứ “Công-Tư chủ nghĩa”, một
thứ “Đường lối tư bản” theo “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, một vòng tròn luẩn quẩn
không lối thoát.
Các khuynh hướng này hiện nay tuy cố dung hòa. Nhưng vì chính những mâu thuẫn
sâu sắc, tế vi trong phạm trù chủ nghĩa, lại là đường nét chính yếu của chế độ, nên
không ngừng xung đột nhau vì quyền lợi vật chất, khiến sự chung sống hòa bình chỉ là
mong manh. Hay nói đúng hơn: Phải điều đình hay tạm thời nhân nhượng nhau, nhưng
phải luôn thủ thế. Như cặp vợ chồng không hợp nhau, càng nhịn càng tức, và sẽ có
ngày nổ bùng, dễ đi tới ly dị. Nhưng tiếc thay, thế giới chưa có trọng tài nào đủ uy tín
Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 6 / 81