Page 126 - Nghia vu hop dong
P. 126
m. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
(Điều 605 BLDS)
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lí, sử dụng nhà cửa, công
trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây
dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác
gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
n. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 606 BLDS)
Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể là quy định đặc biệt
so với các quy định về các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể khác, bởi đối
tượng bị thiệt hại không phải là người còn sống mà là người đã chết hay nói
cách khác đó chính là thi thể. Người gây thiệt hại chiếm đoạt một bộ phận trong
thi thể của người chết với các mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của
chính người đó khi còn sống hoặc đại diện gia đình người chết.
Theo quy định tại Điều 606 BLDS năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm:
- Chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Đây chính là những chi phí thực té mà gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra
để hạn chế, khắc phục thiệt hại như các chi phí cho việc tìm kiếm thi thể (các bộ
phận của thi thể), chi phí giám định, xét nghiệm, chi phí trong việc bảo quản,
vận chuyển...
- Ngoài những chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại thì người gây
thiệt hại do hành vi xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền khác để bù
đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của người chết như cha, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Nếu không có
những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết sẽ được hưởng
khoản tiền tổn thất tinh thần này. Việc xác định mức tổn thất tinh thần của
những ngưòi thân thích của người chết là vấn đề hết sức khó khăn. Để có cơ sở
làm căn cứ cho việc buộc ngưòi gây thiệt hại về thi thể phải bù đắp tồn thất tinh
65