Page 125 - Nghia vu hop dong
P. 125

định: “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người

                  khác“. Chủ sở hữu súc vật phải luôn luôn có ý thức trông coi súc vật để tránh

                  tình trạng súc vật gây thiệt hại cho người khác.

                         Trên thực tế có những trường hợp thiệt hại do súc vật gây ra là hậu quả

                  bởi hành vi trái pháp luật của người thứ ba (không phải là chủ sở hữu súc vật,

                  không  phải  là  người bị thiệt hại) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác

                  định cho người có hành vi làm cho súc vật gây thiệt hại. Hành vi làm cho súc vật

                  gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật dẫn đến thiệt hại xảy ra. Khoản 2 Điều 603

                  BLDS quy định: “Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật

                  gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu

                  người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại“.

                         Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt

                  hại  thì  người  chiếm  hữu,  sử  dụng  trái  pháp  luật  phải  bồi  thường.  Ví  dụ: Một

                  người ăn trộm trâu bò của người khác, trong khi dắt trâu bò, trâu bò gây thiệt hại

                  thì  người này phải bồi thường.

                         Hiện nay, có nhiều nơi đồng bào thả rông súc vật và do đó không tránh

                  khỏi  trường  hợp  súc  vật  bị  thả  rông  gây  thiệt  hại.  Xuất  phát  từ  lí  do này mà

                  BLDS quy định: “Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại

                  thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái

                  pháp luật, đạo đức xã hội ” (khoản 4 Điều 603 BLDS).


                         l. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (Điều 604 BLDS)

                         Khi  cây  cối  gây  thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có thể là

                  chủ sở hữu hoặc là người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối. Điều 604

                  BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lí phải

                  bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”

                         Theo quy định này, chủ sở hữu cây cối phải có ý thức trong việc đảm bảo sự

                  an toàn của cây cối (phát cành; nếu cây cối có nguy cơ đổ, gẫy thì phải chặt, đốn...).

                  Nếu cây cối đổ, gẫy gây thiệt hại thì mặc nhiên chủ sở hữu bị coi là có lỗi.








                                                              64
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130