Page 216 - Nghia vu hop dong
P. 216
+ Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một
người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
+ Là căn cứ pháp lý đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan;
+ Tránh tình trạng hình sự hoá các vi phạm dân sự và ngược lại.
Câu 6: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
1. Đáp án: Đúng
2. Đáp án: Sai; vì tại Khoản 3 Điều 586 Người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của
người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản
hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài
sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong
việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường
3. Đáp án: Sai, vì Điều 587 Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng
gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không
xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
4. Đáp án: Sai, vì Điều 601, trường hợp không phải bồi thường: Thiệt hại
xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong
trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
5. Đáp án: Đúng.
Câu 7:
1. a. Đúng vì trong trường hợp người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại trong
thời gian nhà trường đang quản lý mà nhà trường có lỗi trong việc để người dưới
15 tuổi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về nhà trường
(theo Điều 599 BLDS 2015)
18