Page 213 - Nghia vu hop dong
P. 213
2. Đáp án câu hỏi, bài tập thảo luận, thực hành.
a. Đáp án câu hỏi thảo luận
Câu 1:
- Thống kê các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: 9 biện pháp.
- Giống nhau: đều là 2 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
mang các đặc trưng của biện pháp bảo đảm.
- Khác nhau: + Cơ sở pháp lý:
+ Bản chất:
+ Đối tượng:
+ Về quyền, nghĩa vụ của các bên:
Câu 2: Nghĩa vụ được quy định tại Điều 274 BLDS năm 2015 cụ thể:
“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì
lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
Phân biệt nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới:
* Nghĩa vụ riêng rẽ: Điều 287 BLDS 2015 quy định: “Khi nhiều người
cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và
riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình”. Theo quy định
này, nhiều người thực hiện nghĩa vụ được hiểu như sau:
- Nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ: Đây là loại nghĩa vụ được xác
định là nhiều người. Theo đó có thể phát sinh các quan hệ giữa các chủ thể sau:
+ Nhiều người có nghĩa vụ đối với một người có quyền. Ví dụ: A, B, C
cùng thực hiện ký hợp đồng tín dụng vay Ngân Hàng M.
+ Nhiều người có nghĩa vụ với nhiều người có quyền. Ví dụ: K, H, N
cùng thực hiện ký các hợp đồng tín dụng vay Ngân hàng X, Y, Z. Đặc điểm này
của nghĩa vụ riêng rẽ giúp phân biệt với loại nghĩa vụ một người, nghĩa vụ hoàn
lại, nghĩa vụ bổ sung…
+ Nhiều người có quyền đối với một người có nghĩa vụ;
15