Page 210 - Nghia vu hop dong
P. 210
Câu 5: Phân tích đặc điểm và vai trò của các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự?
* Thống kê 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
* Đặc điểm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
- Mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính;
- Đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa
vụ;
- Đối tượng của các biện pháp đảm bảo là những lợi ích vật chất;
- Phạm vi của các biện pháp đảm bảo không được vượt quá phạm vi
nghĩa vụ đã được xác lập trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính;
- Các biện pháp đảm bảo chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ;
- Các biện pháp đảm bảo phát sinh từ sự thoả thuận của hai bên.
* Vai trò các biện pháp bảo đảm:
- Góp phần nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của bên có
nghĩa vụ;
- Giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của
mình trong các giao dịch đã ký kết;
- Trong trường hợp có sự tranh chấp về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với
các chủ thể khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi
ích của bên nhận bảo đảm;
- Thúc đẩy mạnh mẽ các giao dịch dân sự, thương mại phát triển.
Câu 6: Nghĩa vụ dân sự là gì? So sánh cầm cố và thế chấp tài sản?
- Khái niệm nghĩa vụ (Điều 274 BLDS 2015)
- So sánh:
Cầm cố và thế chấp là hai trong số chín biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Trong thực tế, hai hình thức
thế chấp và cầm cố rất hay gặp, và dễ bị lầm tưởng. Tuy nhiên giữa hai hình
thức này có những điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, về bản chất của cầm cố và thế chấp:
Cầm cố: Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015.
12