Page 42 - HOI GIANG - TAM MACLE
P. 42
luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức, thể hiện vai trò đi trước mở đường trong sự nghiệp
5
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .
Tiết 7:
3. Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng
a. Công tác tổ chức của Đảng
- Khái niệm công tác tổ chức của Đảng
Công tác tổ chức của Đảng: Là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy, tổ chức
đảng có thẩm quyền với sự tham gia của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy,
các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc xây
dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức của Đảng và lãnh đạo định
hướng kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức của Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ
thống chính trị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng.
Chủ thể công tác tổ chức của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, thường
xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy đảng các cấp; các tổ chức đảng.
Lực lượng tham gia công tác tổ chức của Đảng là các tổ chức trong hệ thống
chính trị, các tổ chức xã hội, đảng viên và Nhân dân.
Đối tượng công tác tổ chức là các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
Mục tiêu công tác tổ chức của Đảng là tạo nên hệ thống tổ chức của hệ thống
chính trị hợp lý, hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
- Nội dung công tác tổ chức của Đảng
Một là, xác định quan điểm, đường lối, nguyên tắc, quy chế, quy định về
công tác tổ chức và đổi mới, kiện toàn tổ chức của cả hệ thống chính trị.
Hai là, quyết định thành lập, kiện toàn hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy; xác
định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, các mối quan hệ công tác chủ yếu,
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd..., tr. 41
11