Page 39 - Bat Song Cam Xuc
P. 39

       ✦✦✦


      Phương pháp gắn kết mọi người của Wahpepah đã khai sáng vấn đề hóc búa trong bài
  nghiên cứu của bác sĩ tâm thần Gerald Klerman và nhà tâm lý Myrna Weissman đăng trên
  Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. Klerman và Weissman lưu ý đến một hiện tượng bất

  thường diễn ra nhiều thập niên sau Thế chiến II: Ở những nước công nghiệp như Mỹ, Thụy
  Điển, Đức, Canada và New Zealand, tỷ lệ người dân bị trầm cảm đã tăng đến mức báo động,
  trong khi đó ở các nước khác như Hàn Quốc và Puerto Rico, tỷ lệ này vẫn ổn định.


      Phân tích thống kê của nhiều chuyên gia đã xác nhận kết luận của Klerman và
  Weissman là có thật. Tỷ lệ trầm cảm ở các nước công nghiệp tăng nhanh và tập trung ở
  những người trẻ tuổi, dù người dân có thu nhập cao hơn và cuộc sống sung túc hơn giai

  đoạn trước đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm, vấn đề dinh dưỡng và phúc lợi y tế đều được
  coi trọng. Mọi người khỏe mạnh hơn và có tuổi thọ cao – đồng thời thừa hưởng những sản
  phẩm công nghệ tiên tiến của kỷ nguyên công nghệ mới.


      Khoảng cách về mức sống giữa các nước công nghiệp và các nước thuộc thế giới thứ ba

  rất lớn. Chẳng hạn, vào những năm 60, thu nhập bình quân của người dân Mỹ cao gấp 10
  lần người dân Hàn Quốc. Tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc là 55 tuổi, trong khi
  của người dân Mỹ là 70. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Hàn Quốc cao gấp ba lần so với Mỹ. Tuy
  vậy, người Hàn Quốc lại có cuộc sống vui vẻ và cởi mở hơn người Mỹ.


      Đất nước Hàn Quốc, sau đó, đã bước qua cuộc khủng hoảng một cách thần kỳ. Trong
  nhiều thập niên qua, nền kinh tế Hàn Quốc đã chứng kiến nhiều bước tiến vượt bậc. Hiện

  tại, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc là 4,1/1.000 trẻ, trong khi đó tỷ lệ này ở Mỹ là
  6,3/1.000 trẻ. Tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là 79 tuổi so với của người Mỹ là 78.


      Song, với mức sống tăng cao và nền kinh tế phát triển, tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc lại tăng
  nhanh vào năm 2005. Trung bình, trong 4.000 người thì có một người tự tử, cao gấp ba lần
  so với 20 năm trước.


      Vì sao vậy? Một thành viên trên diễn đàn trực tuyến của Hàn Quốc đã lên tiếng cho số

  đông còn lại trên đất nước này: “Tôi không tìm được lý do để tiếp tục sống. Tôi sống chẳng
  có ý nghĩa gì. Nếu tôi chết đi thì cũng chẳng ai quan tâm, ngay cả cha mẹ tôi. Ai đó có thể
  chỉ tôi một cách tự tử nhẹ nhàng hay không?”. Điều bất ngờ là những lời lẽ này được viết
  bởi một học sinh lớp Sáu.


      Theo Klerman và Weissman, khi trở thành một nước công nghiệp, Hàn Quốc cũng

  vướng phải cùng một vấn đề của các nước phương Tây: khi đất nước phát triển hơn thì tỷ lệ
  trầm cảm và tự tử của người dân cũng tăng vọt. Nhưng nguyên nhân ắt hẳn không nằm ở sự
  phát triển này. Việc có một chiếc máy giặt trong nhà sẽ không khiến cả gia đình đó trở nên
  chán nản. Vậy, tại sao khi đất nước phát triển, con người lại đánh mất niềm vui và hạnh

  phúc?

      Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần đến phép so sánh. Tuy quá trình công nghiệp hóa
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44