Page 41 - Bat Song Cam Xuc
P. 41

Quá trình cùng nhau đi bộ và tự nấu ăn giúp bọn trẻ trở nên thân thiết và gắn bó với
  nhau. Chính việc cùng nhau chịu đựng gian khổ, bị rộp da vì côn trùng cắn, mệt mỏi và
  thiếu thốn vật chất đã đưa bọn trẻ lại gần nhau.


      Rõ ràng trải nghiệm cùng vượt qua gian khó giúp con người gắn kết với nhau, nhưng

  liệu mối gắn kết đó có bền vững không? Trải nghiệm này có hoàn toàn tác động đến mối
  quan hệ giữa những người tham gia?


      Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa môi trường thử thách, sự gắn kết giữa
  những người tham gia và tính bền vững. Các giáo sư Glen H. Elder Jr. ở Đại học North
  Carolina và Elizabeth C. Clipp ở Đại học Duke đã khảo sát những người lính từng phục vụ
  trong quân đội suốt Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên. Họ được chia làm ba nhóm:

  nhóm không trực tiếp ra trận, nhóm ra trận nhưng chưa đối mặt với cái chết và nhóm từng
  rơi vào những tình huống sống còn.


      Kết quả cho thấy điều kiện chiến đấu càng khắc nghiệt, tinh thần đồng đội và sự gắn kết
  giữa những người lính càng bền chặt. Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ có khuynh

  hướng kết thân với người đồng đội cùng kề vai sát cánh chiến đấu cạnh mình hơn là một
  anh bạn phục vụ chung trong phòng ăn tập thể.


      Elder và Clipp còn phát hiện ra rằng tỷ lệ duy trì tình đồng đội của nhóm cựu chiến binh
  từng rơi vào tình huống sống còn cao gấp đôi so với nhóm ra trận nhưng chưa đối mặt với
  cái chết. Số lần họ tham dự những buổi họp mặt cựu chiến binh cũng nhiều gấp đôi. Elder
  và Clipp giải thích: “Nỗi buồn đau lớn nhất trong chiến tranh chính là sự ra đi của đồng đội

  - trải nghiệm này khiến những người lính luôn trân trọng và mong muốn lưu giữ tình bạn
  với những người đã cùng vào sinh ra tử với mình”.


      Những tình huống khắc nghiệt đã tạo nên mối gắn kết bền chặt đến không ngờ. Dường
  như đó là một trong những thời điểm cảm xúc con người trở nên thật nhất.


                                                         ✦✦✦


      Dù vô tình hay hữu ý, “những tảng đá nóng trong lều xông hơi” – hình ảnh biểu tượng
  của điều kiện sống khắc nghiệt được những người tham gia cùng chia sẻ - đã đóng vai trò

  chủ đạo trong việc hình thành mối quan hệ mật thiết giữa con người với nhau. Nhưng sự
  gắn kết này không đơn thuần là kết quả của việc cùng chịu đựng một điều kiện sống kham
  khổ, mà chính là việc những người tham gia đã cùng nhau sống trong môi trường đó.
  Wahpepah giải thích với chúng tôi: “Chúng ta là một khối khi ngồi thành vòng tròn, khi ta
  thấy rõ gương mặt từng người. Bạn dễ gắn kết bởi bạn nhìn thấy những biểu hiện sắc thái

  cảm xúc của những người khác. Cảm xúc, khi cùng nhau chia sẻ, sẽ lan tỏa rất nhanh. Vòng
  tròn tạo nên quyền năng to lớn đó”.


      Vòng tròn đã vạch ra một biên giới vật chất rõ ràng giữa “cộng đồng” bên trong lều xông
  hơi và thế giới bên ngoài. Các nhà tâm lý gọi đó là khung xã hội - yếu tố môi trường thứ hai
  góp phần tạo nên hiện tượng bắt sóng cảm xúc. Bên trong căn lều tối, bị cô lập hoàn toàn
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46