Page 12 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 12
Chƣơng 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG, PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT VÀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
a. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về nguồn gốc và
bản chất của thế giới.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai trường phái triết học lớn
trong lịch sử triết học, giữa chúng có sự đối lập căn bản trong quan niệm về
nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới.
+ Chủ nghĩa duy tâm là những trường phái triết học cho rằng: nguồn gốc,
bản chất thế giới là ý thức (tinh thần); chủ nghĩa duy tâm có các hình thức tồn tại
cơ bản là: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâmkhách quan.
+ Chủ nghĩa duy vật là những trường phái triết học khẳng định: nguồn
gốc, bản chất của thế giới là vật chất. Trong lịch sử chủ nghĩa duy vật đã tồn tại,
phát triển qua ba hình thức.
* Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại.
* Chủ nghĩa duy vật siêu hình TK XV – XIX.
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học,
dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta ch p lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”.
+ Thứ nhất, vật chất là một “phạm trù triết học”
* Phân biệt “phạm trù vật chất” của triết học với các khái niệm hay phạm
trù “vật chất” được sử dụng trong các ngành khoa học cụ thể như vật lý học, hóa
học, sinh vật học…
* Phạm trù vật chất trong triết học là khái niệm dùng để chỉ “thực tại
khách quan”.
Thực tại khách quan là tất thảy mọi tồn tại khách quan, độc lập, không
phụ thuộc vào ý thức của con người.
Thực tại đó biểu hiện qua các hình thức cụ thể của nó - đó là các sự vật,
hiện tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không phụ
thuộc vào ý thức của con người.
+ Thứ hai, các tồn tại cụ thể của vật chất khi tác động vào giác quan của
con người thì có thể tạo ra các cảm giác; chúng được cảm giác của con người
chép lại, chụp lại, phản ánh.
12