Page 7 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 7
hệ, hóa của thế giới sinh vật; bác b quan điểm duy tâm, tôn giáo về nguồn gốc
siêu tự nhiên của các loài sinh vật; bác b quan niệm siêu hình về ranh giới tuyệt
đối giữa các giống, loài, động vật, thực vật…
Thuyết tế bào: Do giáo sư M. Sleiden thuộc Trường đại học Gana Đức
xây dựng năm 1838. Đây là một căn cứ khoa học chứng minh sự phát sinh phát
triển một cách đa dạng của thế giới vật chất; khẳng định nguyên lý về sự phát
triển của ph p biện chứng duy vật bằng cơ sở khoa học.
Những thành tựu khoa học tự nhiên trên là những tiền đề, luận cứ và
những minh chứng khẳng định tính khoa học đúng đắn cho thế giới quan duy vật
lịch sử và ph p biện chứng duy vật ra đời.
c. Vai trò nhân tố chủ quan
- C.Mác (5/5/1818- 14/3/1883)
+ C.Mác tên đầy đủ là Karl Henrix Marx sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818
tại Tơria, tỉnh Ranh, nước Đức trong một gia đình luật sư người Do thái có tư
tưởng khai sáng và tự do; từ trần ngày 14 tháng 3 năm 1883, an táng tại nghĩa
trang Khaighết, Luân Đôn, Anh.
+ Sau khi tốt nghiệp trung học, C.Mác đến học luật tại Trường Đại học
Bon và sau đó là Đại học B clin. Tháng 4 năm 1841, C.Mác 23 tuổi ông nhận
bằng tiễn sĩ triết học tại Đại học Tổng hợp Giênna. Thời gian này Ông tiếp thu
nhiều tri thức
+ Cuối 10/1843 Mác sang Pari, không khí chính trị sôi sục và sự tiếp súc
với các đại biểu của giai cấp VS đã dẫn đến bước chuyển dứt khoát của ông sang
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.
- Ph.Ăngghen tên đầy đủ là Phridrich Ăngghen, sinh ngày 28 tháng 11
năm 1820 tại Bácmen, tỉnh Ranh, nước Đức trong một gia đình tư bản công
nghiệp dệt bảo thủ về tư tưởng; từ trần ngày mùng 5 tháng 8 năm 1895 tại Luân
Đôn, Anh. Theo nguyện vọng của Ph.Ăngghen, sau khi hoả táng, tro thi hài
được thả xuống eo biển gần Ixtôbôrn, phía Nam bờ nước Anh.
- C. Mác và Ph. Ăngghen đều là người Đức. Từ năm 1844, hai ông bắt đầu
gặp nhau, sớm thống nhất tư tưởng và hoạt động chính trị. Hai ông cùng nhau phát
hiện ra sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân và chuyển biến từ chủ nghĩa duy
tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ tinh thần dân chủ sang lập trường cách mạng.
3. Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin
a. Giai đoạn C.Mác và Ph. Ăngghen (1848- 1895)
- Từ 1842 đến 1848: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển nền tảng của
chủ nghĩa Mác với ba bộ phận cấu thành.
+ Cuối năm 1847 – 1848, C. Mác và Ăng ghen viết tác phẩm Tuyên ngôn
Đảng cộng sản. Hai ông đã trình bày một cách hoàn chỉnh lý luận về giai cấp và đấu
tranh giai cấp, vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, cương lĩnh CM của giai cấp vô sản.
7