Page 20 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 20

+ Ý nghĩa của quy luật:

                         *  Trong nhận thức  và hoạt động thực tiễn phải tích lũy lượng để thực
                  hiện biến đổi về chất (“tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão”) của các sự vật
                  hiện tượng.

                         * Cần khắc phục được khuynh hướng chủ quan, duy ý chí,  muốn thực
                  hiện các bước nhảy liên tục; khắc phục tư tưởng hữu khuynh, ngại khó khăn, lo

                  sợ không dám thực hiện những bước nhảy vọt khi có đủ điều kiện.
                         * Trong hoạt động thực tiễn, cần tích cực chuẩn bị kỹ mọi điều kiện chủ
                  quan. Khi có tình thế, thời cơ khách quan thì kiên quyết tổ chức thực hiện bước

                  nhảy để giành thắng lợi quyết định.
                         - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

                         + Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về
                  nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi sự vận động, phát triển và là hạt nhân của
                  phép biện chứng duy vật.

                         + Khái niệm mặt đối lập và mâu thuẫn:
                         * Mặt đối lập là những mặt có tính chất trái ngược nhau nhưng chúng tồn

                  tại trong sự quy định lẫn nhau.
                         * Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh

                  của các mặt đối lập.
                         + Nội dung của quy luật:
                         * Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Từ

                  mặt đối lập mà hình thành mâu thuẫn biện chứng.
                         Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại

                  lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau. Sự đấu tranh
                  đó đưa đến sự chuyển hoá làm thay đổi mỗi mặt đối lập hoặc cả hai mặt đối lập,

                  chuyển lên trình độ cao hơn hoặc cả hai mặt đối lập cũ mất đi, hình thành hai
                  mặt đối lập mới.
                         * Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và động

                  lực cơ bản của mọi sự vận động và phát triển.
                         * Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Bất cứ sự thống nhất

                  nào cũng là sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua và gắn với đứng im
                  tương đối của sự vật.
                         * Đứng im là thời điểm các mặt đối lập có sự phù hợp, đồng nhất và tác

                  dụng ngang nhau. Đây là trạng thái cân bằng giữa các mặt đối lập.
                         * Đấu tranh giữa các  mặt đối lập là tuyệt đối: Các  mặt đối lập nó vận

                  động trái chiều nhau, không ngừng tác động, ảnh hưởng đến nhau, làm sự vật,
                  hiện tượng biến đổi, vận động. Kết quả của quá trình đấu tranh giữa các mặt đối






                                                              20
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25