Page 25 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 25

c. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
                         - Khái niệm thực tiễn:

                         + Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính, có tính chất lịch sử -
                  xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan để phục vụ nhu cầu của
                  con người.

                         + Các hình thức cơ bản của thực tiễn:
                         * Hoạt động sản xuất vật chất;
                         * Hoạt động chính trị - xã hội;

                         * Hoạt động thực nghiệm khoa học.
                         * Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, quyết định sự tồn
                  tại và phát triển xã hội
                         - Vai trò của thực tiễn:

                         + Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:
                         * Thực tiễn cung cấp những tài liệu hiện thực, khách quan, làm cơ sở để

                  con người nhận thức;
                         * Thực tiễn trực tiếp tác động vào thế giới khách quan, qua đó đối tượng
                  bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để con người
                  nhận thức được.

                         + Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức:
                         * Thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển nên nó luôn luôn đặt ra
                  những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức.

                         * Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu và tổ chức
                  thực hiện mà không phải lúc nào cũng có sẵn trong đầu óc. Nếu mục đích, yêu
                  cầu, cách thức thực hiện đúng thì hoạt động thực tiễn thành công.

                         * Nhận thức của con người không chỉ để giải thích thế giới mà là để cải
                  tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của mình.
                         + Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

                         * Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó vừa là hiện thực phong phú, vừa có
                  tính phổ biến.
                         * Thực tiễn là hoạt động vật chất khách quan, vừa mang tính lịch sử - xã
                  hội, vì vậy thực tiễn có thể chứng minh tính đúng, sai của nhận thức con người.

                         - Ý nghĩa phương pháp luận: Phải đảm bảo sự “thống nhất lý luận và
                  thực tiễn”.

                         + Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, luôn có ý thức tự giác kiểm tra mọi
                  nhận thức của mình thông qua thực tiễn.
                         + Không cho ph p con người biến một hiểu biết bất kỳ nào đó thành chân
                  lý vĩnh viễn, bất biến cho mọi lúc, mọi nơi.

                         + Chống mọi biểu hiện của bệnh kinh nghiệm, giáo điều trong nhận thức
                  và hoạt động thực tiễn.





                                                              25
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30