Page 26 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 26
II. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
1. Vai trò của sản xuất v phƣơng thức sản xuất trong đời sống xã hội
a. Vai trò của sản xuất
- Theo quan điểm duy vật lịch sử, con người sáng tạo ra lịch sử và là chủ
thể của lịch sử.
+ Con người có ba hoạt động sản xuất cơ bản: Sản xuất ra của cải vật
chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người.
+ Để tồn tại và phát triển, trước tiên con người phải ăn uống... Muốn vậy,
họ phải lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
- Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan, là cơ sở của sự sinh tồn xã hội.
- Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành các quan hệ xã hội và các thiết
chế xã hội khác nhau.
- Sản xuất vật chất là cơ sở của mọi sự tiến bộ xã hội.
b. Vai trò của phương thức sản xuất
- Phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất vật chất trong một
giai đoạn nhất định của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất gồm hai mặt cấu
thành là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Cấu trúc của phương thức sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất:
* Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình
độ chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất.
* Kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và người
lao động:
Người lao động với thể lực và trí lực của mình tích cực tham gia vào quá
trình sản xuất, đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất.
Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động, trong
đó công cụ lao động là yếu tố động nhất, luôn đổi mới theo tiến trình phát triển
khách quan của sản xuất vật chất.
* Ý nghĩa phương pháp luận: Để phát huy hiệu quả của phương thức sản
xuất mới, phải không ngừng đầu tư, trang bị máy móc công cụ hiện đại; không
ngừng nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động phù
hợp với yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất hiện nay.
+ Quan hệ sản xuất:
* Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình
sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất.
* Kết cấu của quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu
sản xuất; quan hệ trong quá trình tổ chức, quản lý và phân công lao động; quan
26