Page 104 - TLDH.FULL.2doc
P. 104

+ Trong những năm 1926 - 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo

                  của các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Công hội đ  và các
                  tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929. Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt

                  Nam đã mang tính chính trị rõ rệt. Mỗi cuộc đấu tranh đã có sự liên kết giữa các
                  nhà máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân có sức lôi cuốn

                  phong trào dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản.
                         e. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản

                         Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã làm
                  cho chủ nghĩa Mác - Lênin và khuynh hướng giải phóng dân tộc theo con đường

                  cách mạng vô sản ngày càng chiếm ưu thế ở Việt Nam.
                         Trước sự phát triển mạnh m  của phong trào công nhân và phong trào yêu

                  nước, đòi h i phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách mạng. Yêu cầu
                  khách quan đó tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh

                  nội bộ và sự phân hóa tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên các tổ chức
                  cộng sản ở Việt Nam.

                         -  Đông Dương Cộng sản Đảng
                         + Phong trào “Vô sản hóa” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh

                  niên diễn ra mạnh nhất ở Bắc Kỳ, làm cho phong trào cách mạng ở đây phát
                  triển sôi nổi hơn, yêu cầu thành lập đảng cộng sản cũng sớm hơn.

                         + Tháng 3/1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), một số hội viên
                  tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở

                  Việt Nam gồm 7 đảng viên, do Trần Văn Cung làm Bí thư Chi bộ.
                         + Tháng 5/1929, tại Đại hội đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh

                  niên họp ở Hương Cảng (Trung Quốc), kiến nghị của đoàn đại biểu Bắc Kỳ về

                  việc giải tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại
                  biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã rút kh i Đại hội. Sau khi về nước, đoàn đại biểu Bắc Kỳ
                  đã giải thích lý do b  Đại hội và khẳng định đã có đủ điều kiện để thành lập

                  chính đảng cách mạng.

                         + Ngày 17/6/1929, tại số nhà 312 Khâm Thiên (Hà Nội), đại biểu các tổ
                  chức  cộng  sản  ở  miền  Bắc  họp  Đại  hội.  Đại  hội  quyết  định  thành  lập  Đông

                  Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản
                  bản báo Búa Liềm và cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.

                         + Ngày 28/7/1929, tại 15 phố Hàng Nón, Đại hội thành lập Tổng Công
                  hội đ , thông qua Chương trình, Điều lệ, bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do

                  Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu, ra báo Lao động và tạp chí Công hội đ .
                         - An Nam Cộng sản Đảng (8/1929)





                                                             103
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109