Page 100 - TLDH.FULL.2doc
P. 100
+ Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế ở Bắc Giang do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo diễn ra từ 1884 – 1913...
* Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đó tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước,
ý chí bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta và làm cho thực dân Pháp tổn thất
nặng nề, không ổn định thống trị hàng chục năm trời.
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước theo
khuynh hướng phong kiến do thiếu đường lối đúng đắn. Giai cấp phong kiến đã
không đủ sức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam đi đến thành công.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Đầu thế kỷ XX, chịu sự ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản bên
ngoài, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi theo hai xu hướng chính.
+ Xu hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo.
Ông tổ chức phong trào Đông Du (1906 – 1908) chủ trương nhờ Nhật Bản
giúp đỡ. Phong trào du học diễn ra gần hai năm, Pháp - Nhật Bản thoả hiệp trục
xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam, phong trào Đông Du thất bại.
Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội
Châu về Trung Quốc thành lập Việt Nam Quang phục Hội, chủ trương vũ trang
chống Pháp ở trong nước, khôi phục độc lập dân tộc.
+ Xu hướng cải cách dân chủ do Phan Châu Trinh tổ chức.
Những năm 1906 - 1908, ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao dân trí,
cổ vũ tinh thần, cải thiện đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo động, công
khai khai hoá cải cách, chấn hưng văn hóa, công nghệ, chống mê tín dị đoan.
Thời kỳ này ở Việt Nam còn có nhiều phong trào đấu tranh khác như:
phong trào dạy học theo lối mới ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội
(1907); phong trào biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ (1908); phong trào đấu
tranh của Đảng Lập Hiến (1923), Đảng Thanh Niên (1926). Mạnh m nhất là
phong trào của Việt Nam quốc dân Đảng (1929 - 1930) do Nguyễn Thái Học
đứng đầu.
+ Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phản ánh
tinh thần dân tộc của một bộ phận trí thức, tư sản Việt Nam nhưng tất cả đều
thất bại. Nguyên nhân thất bại chính là do thiếu đường lối đúng đắn. Địa vị kinh
tế, chính trị non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam đã không đủ sức lãnh đạo
cách mạng.
Tóm lại, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cách mạng Việt Nam đang ở
thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách
mạng Việt Nam ví như “trong đêm tối không có đường ra”.
99